LC50-48 giờ của Quinalphos lên Moina dubia

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất quinalphos lên moina dubia (Trang 31 - 49)

L ỜI CẢM TẠ

4.2 LC50-48 giờ của Quinalphos lên Moina dubia

Qua theo dõi thí nghiệm nhận thấy khi cho Moina dubia phơi nhiễm với

Quinalphos thì chúng bơi yếu dần, râu A2 cử động chậm hay không cử động, bơi lội

mất cân bằng trong khoảng 3 giờ đầu, sau đó nằm yên cho đến khi chết. Một số cá

0 20 40 60 80 100 120 0 1 3 6 9 12 24 36 48

Thời gian (giờ)

T l c h ế t ( % ) ĐC 0.05 0.13 0.33 0.83 2.08 5.2 13

Hình 4.1: Tỷ lệ chết của Moina dubia theo thời gian

Trong 3 giờ đầu tiến hành thí nghiệm chưa phát hiện Moina dubia chết ở tất

cả các nghiệm thức. Moina dubia bắt đầu chết lúc 6 giờ và kéo dài cho đến 48 giờ

thí nghiệm. Số Moina dubia chết tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc thí nghiệm (Hình 4.1).

Ở thời điểm 6 giờ sau khi tiến hành thí nghiệm, tỷ lệ chết ở nồng độ 2,08; 5,2

và 13µg/L lần lượt là 5%; 6,7% và 20%. Đối chứng và các nồng độ thấp hơn 2,08

µg/L không xuất hiện Moina dubia chết.

Đến thời điểm 9 giờ, ở các nồng độ 0,05 và 0,13µg/L tỷ lệ chết đều bằng

1,7%. Ở nồng độ 0,33, 0,83, 2,08, 5,2 và 13 µg/L tỷ lệ chết lần lượt là 3,33%, 11,7%, 13,3%, 15% và 46,67%. Đối chứng không xuất hiện Moina chết.

Đến thời điểm 12 giờ, ở tất cả các nghiệm thức Quinalphos đều xuất hiện

Moina dubia chết. Ở nồng độ 0,05 µg/L tỷ lệ chết là 8,33%; nồng độ 0,13 µg/L tỷ lệ

chết là 6,67%; nồng độ 0,33 µg/L tỷ lệ chết là 8,33%; nghiệm thức có nồng độ 0,83

µg/L tỷ lệ chết là 20%; ở nồng độ 2,08 µg/L tỷ lệ chết là 21,7%; nồng độ 5,2 µg/L

tỷ lệ chết là 30% và ở nồng độ cao nhất 13 µg/L tỷ lệ chết là 70%. Như vậy ở thời điểm này đã xuất hiện tỷ lệ chết trên 50% nên có thể ước tính giá trị LC50 lúc 12

giờ.

Sau 24 giờ, tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều xuất hiện loài Moina dubia chết, kể cả ở nghiệm thức đối chứng và tỷ lệ chết tăng nhanh. Nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ chết là 3,33%; nồng độ 0,05µg/L có tỷ lệ chết là 21,67%; tỷ lệ

chết ở nồng độ 0,13µg/L là 25%; ở các nồng độ 0,33 và 0,83µg/L có tỷ lệ chết là 33,33%; nồng độ 2,08 có tỷ lệ chết là 38,33%; tỷ lệ chết đạt 51,67% và 100% lần lượt ở các nồng độ 5,2 và 13µg/L.

Ở thời điểm 36 giờ, tỷ lệ chết ở các nghiệm thức đối chứng, 0,05, 0,13,

0,33 ; 0,83 ; 2,08 ; 5,2 và 13µg/L lần lượt là 6,67%, 33,33%, 40%, 45%, 48,33%, 56,67%, 71,67% và 100%. Thời điểm kết thúc thí nghiệm (48 giờ sau bố trí), tỷ lệ

Moina dubia chết ở đối chứng và các nồng độ 0,05; 0,13; 0,33; 0,83; 2,08; 5,2 và 13 µg/L lần lượt là 8,33; 36,67; 45; 53,33; 61,67; 68,33; 80 và 100%.

Nhìn chung, nồng độ hoạt chất Quinalphos càng tăng, Moina dubia càng chết

sớm và tỷ lệ chết của chúng càng cao. Tỷ lệ chết ở các nghiệm thức tăng dần theo

thời gian và nồng độ Quinalphos. Tỷ lệ chết của Moina dubia tập trung trong

khoảng thời gian từ 12 giờ đến 48 giờ, tuy nhiên nghiệm thức đối chứng cũng có

Moina dubia chết.

Theo APHA (2001) thí nghiệm xác định LC50 chỉ chấp nhận khi nghiệm

thức đối chứng không có sinh vật chết; nếu có chết thì tỷ lệ chết phải ≤ 10% và khi

đó tỷ lệ chết ở các nghiệm thức có độc chất phải được điều chỉnh trước khi tính giá trị LC50. Trong thí nghiệm này nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ Moina dubia chết ở

mức 8,33%. Moina dubia là loài ăn lọc với thời gian thí nghiệm kéo dài 48 giờ

không bổ sung thức ăn liên tục đó có thể là nguyên nhân làm cho Moina dubia chết ở nghiệm thức đối chứng. 0 2 4 6 8 10 12

12 giờ 24 giờ 36 giờ 48 giờ

Thời gian (giờ)

L

C

5

0

Hình 4.2 : Giá trị LC50 của hoạt chất Quinalphos lên Moina dubia theo thời gian

Kết quả ước tính giá trị LC50 của hoạt chất Quinalphos đối với Moina dubia

giảm dần theo thời gian (Hình 4.2). LC50 ở 12 giờ là 10,76 µg/L, ở 24 giờ là 1,83 µg/L, ở 36 giờ là 1,22 µg/L và ở 48 giờ là 0,86 µg/L. Theo Koesoemadinata và Djajadirectdja (1976) cho rằng độc tính của thuốc BVTV có giá trị LC50 <1 mg/L

nằm trong nhóm thuốc BVTV có độc tính cao. Qua đó cho thấy Quinalphos có độc tính rất cao đối với Moina dubia.

Theo nghiên cứu của Universidade de Aveiro (2005), giá trị LC50 – 48 giờ

của hoạt chất Quinalphos đối với Daphnia magnaDaphnia longispana lần lượt

là 0,586µg/L và 0,179µg/L. Giá trị LC50 – 48 giờ của Quinalphos đối với Moina dubia xác định được trong nghiên cứu của tôi là 0,86µg/L, cao hơn hai loài Daphnia magnaDaphnia longispana (Bảng 4.2).

Bảng 4.2: Giá trị LC50-48 giờ của Quinalphos đối với một số loài Cladocera

Loài sinh vật LC50 (µg/L) Nguồn

Daphnia magna 0,586 Stock and Mac, 2005

Daphnia longispana 0,179 Stock and Mac, 2005

Moina dubia 0,86 Nghiên cứu này

Theo Nguyễn Văn Công và Nguyễn Văn Bé (2012), cùng thời gian thí

nghiệm, giá trị LC50 của một chất nào đó đối với sinh vật càng nhỏ thì độc tính của

chất đó đối với sinh vật càng cao và ngược lại. Qua đó cho thấy độc tính của hoạt

chất Quinalphos đối với Daphnia longispana là cao nhất, tiếp theo là Daphnia magna và sau cùng là Moina dubia.

Kết quả nghiên cứu của Pablo et al., (2008) cho thấy giá trị LC50 – 48 giờ

của hoạt chất Chlorpyrifos đối với Ceriodaphnia dubia, Daphnia carinataMoina dubia dao động trong khoảng 0,07 – 0,10 µg/L. Giá trị này nhỏ hơn LC50-48h của Quinalphos đối với Moina dubia (Bảng 4.3). Như vậy Chlorpyrifos độc với Moina dubia hơn Quinalphos hay Moina dubia có khả năng chịu đựng tốt với Quinalphos hơn Chlorpyrifos.

Bảng 4.3: Giá trị LC50 – 48 giờ của một số hóa chất đối với Moina dubia

Hóa chất LC50 (µg/L) Nguồn

Chlorpyrifos 0,07 – 0,10 Pablo et al., (2008)

Quinalphos 0,86 Nghiên cứu này

Theo chỉ dẫn của nhiều nhà sản xuất, liều lượng phun trên đồng ruộng ở ĐBSCL đối với thuốc trừ sâu Kinalux 25EC chứa hoạt chất Quinalphos là 1 – 2 lít cho một hecta. Nếu như mực nước trên đồng ruộng cao 0,1m và có từ 10 - 50%

lượng thuốc rơi xuống nước sau khi phun thì nồng độ hoạt chất Quinalphos trong nước trên ruộng có thể dao động từ 25 – 250 g/L tính theo hoạt chất Quinalphos. Cụ thể trong Bảng 4.4.

Bảng4.4: Ước tính đơn vị gây độc (TU) của Quinalphos với Moina dubia khi sử dụng

Kinalux cho lúa

Giả định Nồng độ Quinalphos

trên ruộng (g/L )

TU (Nồng độ trong môi trường/LC50)

Liều lượng sử dụng 1L/ha

Liều Kinalux 25EC sử dụng 1L/ha

(thấp nhất theo chỉ dẫn), mực nước

trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 50%

125 146

Liều Kinalux 25EC sử dụng 1L/ha

(thấp nhất theo chỉ dẫn), mực nước

trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 40%

100 117

Liều Kinalux 25EC sử dụng 1L/ha

(thấp nhất theo chỉ dẫn), mực nước

trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 30%

75 88

Liều Kinalux 25EC sử dụng 1L/ha

(thấp nhất theo chỉ dẫn), mực nước

trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 20%

50 59

Liều Kinalux 25EC sử dụng 1L/ha

(thấp nhất theo chỉ dẫn), mực nước

trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 10%

25 30

Liều lượng sử dụng 2L/ha

Liều Kinalux 25EC sử dụng 2L/ha

(cao nhất theo chỉ dẫn), mực nước trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 50%

250 291

Liều Kinalux 25EC sử dụng 2L/ha

(cao nhất theo chỉ dẫn), mực nước trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 40%

200 232

Liều Kinalux 25EC sử dụng 2L/ha

(cao nhất theo chỉ dẫn), mực nước trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 30%

150 174

Liều Kinalux 25EC sử dụng 2L/ha

(cao nhất theo chỉ dẫn), mực nước trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 20%

100 117

Liều Kinalux 25EC sử dụng 2L/ha

(cao nhất theo chỉ dẫn), mực nước trên ruộng 10cm, tỷ lệ rơi 10%

50 58

Qua bảng 4.4 cho thấy khi sử dụng Kinalux 25EC ở liều chỉ dẫn từ thấp nhất đến cao nhất và nếu tỷ lệ rơi xuống nước từ 10-50% và mực nước trên ruộng là 10cm thì nồng độ trong nước trên ruộng đều cao hơn giá trị LC50-48g của Quinalphos đối với Moina dubia. Giá trị TU dao động từ 30-291 (bảng 4.4). Vì vậy

hưởng rất lớn đến loài Moina dubia trên ruộng lúa, có thể làm chết hoàn toàn loài này.

Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2005), nồng độ cao nhất có thể chấp

nhận (MATC) của hóa chất đối với sinh vật có thể ước tính từ giá trị LC50. Nồng độ này có thể bằng từ 1-10%LC50 tùy theo hóa chất. Qua đó cho thấy MATC của Quinalphos đối với Moina dubia có thể dao động từ 0,009 – 0,09g/L. Mặc khác,

theo kết quả phân tích của Quách Hải Lợi (2013) thì nồng độ hoạt chất Quinalphos ở các thủy vực khảo sát như ruộng lúa, kênh và sông trong tỉnh Hậu Giang ở vụ Đông Xuân và Hè Thu lần lượt là 0,776µg/L và 0,018µg/L (ruộng Đông Xuân và Hè Thu), 0,137µg/L và 0,580µg/L (kênh nội đồng Đông Xuân và Hè Thu) và

0,030µg/L và 0,117µg/L (Sông Đông Xuân và Hè Thu).

Bảng 4.5: Ước tính hệ số rủi ro của Quinalphos với Moina dubiaở các dạng thủy vực

khác nhau ở Hậu Giang

Dạng thủy vực Quinalphos (g/L) Nguồn HQ (Nồng độ trong môi trường/MATC) MATC Quinalphos =1%LC50 = 0,009 (g/L) Ruộng lúa

0,018-0,776 Quách Hải Lợi (2013) 2 - 86,2 Kênh nội đồng

0,138-0,580 Quách Hải Lợi (2013) 15,3 – 64,4 Sông nối với kênh

nội đồng 0,030-0,117 Quách Hải Lợi (2013) 3,3 - 13

MATC Quinalphos =10%LC50 = 0,09 (g/L)

Ruộng lúa 0,018-0,776 Quách Hải Lợi (2013) 0,2 – 8,6

Kênh nội đồng 0,138-0,580 Quách Hải Lợi (2013) 1,5 - 6,4

Sông nối với kênh

nội đồng 0,030-0,117 Quách Hải Lợi (2013) 0,3 – 1,3

Qua bảng 4.5 cho thấy nếu MATC ước tính bằng 1%LC50-48g thì hệ số rủi

ro của hoạt chất Quinalphos trên các thủy vực tại tỉnh Hậu Giang đều lớn hơn 1.

Như vậy Moina dubia ở tất cả 3 dạng thủy vực đều bị rủi ro do sự tồn tại của

Quinalphos.

Nếu MATC ước tính bằng 10%LC50-48g thì hệ số rủi ro của hoạt chất

Quinalphos trên các thủy vực tại tỉnh Hậu Giang đều có trường hợp lớn hơn 1 ;

trong đó ở kênh nội động luôn HQ cao hơn 1, ruộng lúa có HQ dao động từ 0,2 – 8,6 và sông nối với kênh nội đồng là 0,3 – 1,3. Như vậy Moina dubia ở tất cả 3

dạng thủy vực đều có thể bị rủi ro do sự tồn tại của Quinalphos; trong đó sống ở

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

- Tỷ lệ chết của Moina dubia phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc với

thuốc trừ sâu hoạt chất Quinalphos. Nồng độ càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu thì tỷ lệ chết của loài càng nhiều.

- Kết quả thí nghiệm cho thấy Moina dubia rất nhạy cảm với thuốc Kinalux

25EC hoạt chất Quinalphos và là sinh vật chỉ thị tốt cho môi trường bị ô nhiễm

thuốc BVTV. Giá trị LC50 – 48 giờ là 0,86 µg/L.

5.2 Kiến nghị

- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Kinalux 25EC lên Moina dubia với các nghiệm thức bổ sung thức ăn như Moina dubia + tảo Chlorella, Moina

dubia + bột đậu nành,…

- Làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu về ảnh hưởng của

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số: 21/2013/TT-BNNPTNN. Danh mục

thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Bùi Minh Tâm, 2009. Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá cảnh. Trường Đại Học Cần Thơ.

Cục Bảo vệ thực vật, 2008 , http://www.ppd.gov.vn

Dương Trí Dũng, 2009. Giáo trình Tài nguyên thủy sinh vật. Trường Đại Học Cần Thơ.

Đặng Ngọc Thanh, 1976. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, trang 85-86.

Huỳnh Trường Giang, 2009. Sử dụng nước thải hầm ủ Biogas để nuôi Moina. Luận văn tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Cần Thơ.

Hoàng Văn Bính, 2002. Độc chất công nghiệp và dự phòng nhiễm độc. Nhà xuất

bản Khoa học và Kỹ thuật.

Lê Huy Bá, 2008. Độc chất môi trường. Nhà xuất bảo Khoa học và Kỹ thuật, 988

trang.

Nguyễn Đel, 2009. Ảnh hưởng thuốc trừ sâu Decis lên tăng trưởng của tôm sú

(Penaeusmonodon). Luận văn tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thuỷ sản. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Quang Trung và Đỗ Thị Thanh Hương, 2012. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu

hoạt chất Quinalphos đến hoạt tính men Cholinesterase và Glutathione-s- transferase của cá chép (Cyprinus carpio). Tạp chí Khoa học 2012:22a. Trường Đại Học Cần Thơ. Trang 131-142.

Nguyễn Thị Quế Trân, Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Thanh Phương , 2011. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Kinalux 25EC chứa hoạt chất Quinalphos lên hoạt tính men cholinesterase (ChE) cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống. Tạp chí Khoa học 2011:18a. Trường Đại Học Cần Thơ. Trang 46–55. Nguyễn Trọng Hồng Phúc, 2009. Ảnh hưởng của Fenobucard lên các chỉ tiêu huyết

học, hoạt tính men cholinesterase (ChE) và tăng trưởng của cá chép

(Cyprinus carpio). Luận văn Thạc sỹ trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TPHCM. 96 trang.

Nguyễn Văn Công và Nguyễn Văn Bé, 2012. Giáo trình Đánh giá rủi ro tác động môi trường. Nhà xuất bản Trường Đại Học Cần Thơ. 200 trang.

Phạm Hoàng Giang, 2010. Đánh giá hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác

lúa ở Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại Học Ngành Khoa học Môi trường. Trường Đại Học Cần Thơ. 66 trang.

Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm nang thuốc

bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. HCM.

Quách Hải Lợi, 2013. Dư lượng Quinalphos trong nước trên ruộng lúa và một số

sông rạch chính tại tỷnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Cao học Ngành Khoa Học Môi Trường. Trường Đại Học Cần Thơ.

Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Bài giảng Kỹ thuật nuôi thức ăn tự

nhiên. Khoa Thủy Sản. Trường Đại Học Cần Thơ.

Trần Quang Hùng,1999. Thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Trần Thiện Anh, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Quang Trung, Đỗ Thị Thanh Hương

và Nguyễn Thanh Phương, 2012. Ảnh hưởng của Quinalphos lên men

cholinesterase và tăng trưởng của cá mè vinh (Barbodes gonionotus). Tạp chí

Khoa học 2012:22a. Trường Đại Học Cần Thơ. Trang 269-279.

Tài liệu nước ngoài

Akihiko Shirota, 1966. The Plankton of South Viet Nam – Fresh Water and Marine Plankton. Overseas Technocal Cooperation Acency, Japan, 462 papers.

Berg. H, 2001. Pesticide use in rice and rice fish farm in the Mekong Delta, Vietnam. Crop Protection 20: 897 – 905.

Biotech K.K., 1991. Summary of Toxycologycal Studies on Quinalphos. J. Peticide Sci, 16 – 17.

Dung, N.H. and T.T.T. Dung, 1999. Economic and Health Consequences of Pesticide

Use in Pađy Production in the Mekong Delta, Vietnam. EEPSEA Reasearch Report No.1, pp. 1- 9. Available at: http://www.eepsea.org/en/ev-8427-201- 1-DO_TOPIC.html.

Dean Delbare and Philippe, 1996. Manual of the production and use of live food for aquaculture.

Finey DJ, 1971. Probit Analysis, 3rd ed. Cambridge University Press, Euston, London, UK, pp 20-49.

Fred F and A. Paul, 1999. Pesticide Poisoning Symptoms and Frist Aid

http://extension.missouri.edu//explorepd/agguides/agengin/g01915.pdf. Hayasaka. D, Korenaga. T, Suzuki. K, Sanschez-Bayo. F and Goka. K, 2012.

Differences in susceotibility of five cladoceran species to two systemic insecticides. Imidaclopid fipronil. Ecotoxicology (2012) 21:421 - 427.

Koesomadinata, S. and R. Djajadiredja., 1976. Some Aspects on the Regulation of Agriculture use of Pesticide in Indonesia, with Reference to Their Effects on Inland Fishery. IFRI Contribution No. 3, 14p.

Pablo. F, Krassoi. F.R, Jones. P.R.F, Colville. A.E, Hose. G.C and Lim. R.P, 2008. Comparision ò the fate and toxicity ò Chlorpyrifos – Laboratory versus a coastal mesocosm system. Ecotoxicology and Environmental Safety 71 (2008), pp 219 – 229.

The WHO recommended classification of pesticides by hazard and guidelines to classification 2004.

Tomlin C, ed. 1994. The Pesticide Manual: Incorporating the Agrochemicals Handbook, 10th ed. British Crop Protection Publications, Suverry, UK.

Universidade de Aveiro, 2005. Efeitos de dois pesticidas organofosforados em Daphnia spp. Departamento de Química..

Một số website

http://pops.org.vn/UserPages/News/printpreview/tabid/76/newsid/666/language/vi-

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất quinalphos lên moina dubia (Trang 31 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)