3.2.1 Sàng tạp chất dạng rung
3.2.1.1 Cấu tạo
- Bao gồm thùng sàng bằng gỗ có chân làm bằng thép dẻo trong thùng có lắp đặt hai mặt sàng bằng tole thép dày 2 mm có độ nghiêng (hình 3.3). Mặt sàng giữa đột lỗ 8mm, mặt sàng dƣới đột lỗ 2 mm. Giữa dòng chảy của nguyên liệu vào sàng và ra khỏi sàng có lớp phễu hút bụi để thu hồi bụi sinh ra trong quá trình làm việc, sàng dao động đƣợc nhờ cơ cấu xoay lệch tâm lắp trên trục chuyển động. Cơ cấu sai lệch tâm bao gồm bánh lệch tâm giữa, bánh lệch tâm có khối lệch tâm có khoảng cách với tâm R= 20 - 60 và cơ cấu tay biên nối chốt lệch tâm với thùng răng.
Hình 3.3 Cấu tạo sàng tạp chất
(Nguồn: Lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/38) 3.2.1.2 Nguyên tắc hoạt động
- Nguyên liệu đƣợc đƣa vào đi qua bộ phận lọc kim loại nam châm dƣới dạng chảy bậc thang tại đây các nam châm sẽ hút kim loại giữ lại. Sau đó, nguyên liệu tiếp tục xuống sàng nhờ cơ cấu lệch tâm và độ dốc của sàng mà nguyên liệu đƣợc lọt qua sàng và có xu hƣớng đi xuống. Gạo sẽ qua các lỗ đƣợc đột lên mặt tole (gọi là lƣới sàng) xuống máng hứng còn tạp chất nằm trên mặt lƣới sẽ đƣợc đƣa ra ngoài theo hƣớng khác.
3.2.1.3 Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 6 - 8 tấn/giờ. - Công suất:1kw.
3.2.1.4 Ưu và nhược điểm
+ Ƣu điểm của sàng. - Loại bỏ đƣợc kim loại. - Ít hƣ hỏng.
- Việc sửa chữa, thay thế dễ dàng.
+ Nhƣợc điểm: không loại bỏ đƣợc đá, sỏi có cùng kích thƣớc với hạt gạo.
3.2.2 Máy xát trắng
3.2.2.1 Cấu tạo
- Bộ phận chính của máy là bộ phận xát gồm có trục côn bằng gang, xung quanh lắp đắp hỗn hợp đá, phấn, muối. Bên ngoài trục côn là các thanh cao su và các tấm lƣới lọc cám ngoài cùng là vỏ máy. Trục côn quay với vận tốc 400 -500 vòng/phút nhờ bộ phận truyền động dẫn động từ trục chính đến (hình 3.4).
Hình 3.4: Cấu tạo máy xát trắng
(Nguồn: Lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/20) 3.2.2.2 Nguyên tắc hoạt động
- Gạo lức từ phễu đƣợc để trên mặt hình cầu của trục côn đang quay gạo sẽ đƣợc rãi đều ra xung quanh và chảy vào khe hở giữa trục côn và lƣới xát, khe hở giữa trục côn và patin cao su. Khi trục côn quay thì gạo quay theo và chịu lực tác động của các lực chà xát giữa bề mặt trục côn với bề mặt thanh cao su, bề mặt lƣới sàng và các gạo chà xát lẫn nhau. Khi chuyển động trong buồng xát làm cho gạo lức đƣợc bóc lớp vỏ cám trở thành gạo trắng. Gạo trắng rớt xuống phễu hứng và đƣợc đƣa sang các bộ phận tiếp theo. Cám đƣợc hút qua lƣới nhờ bộ phận quạt đƣa về cylone lắng.
- Thông thƣờng các nhà máy xay xát làm trắng thƣờng thông qua 2 - 3 lần xát việc này sẽ làm giảm áp lực trong buồng xát so với qua một lần xát nhằm mục đích nâng cao khả năng thu hồi gạo bằng cách giảm lƣợng gãy nát không cần thiết khi xát.
3.2.2.3 Thông số kỹ thuật
- Mức bóc cám từ 4 - 8%.
- Áp lực gạo đƣa vào xát: 60 - 80A. - Nguồn điện áp dụng: 380 - 400V.
- Lƣu lƣợng gạo đƣa vào: 6 - 9 (chỉ số của van đóng mở gạo). - Động cơ chính: 55kw.
- Công suất quạt: 11Kw
- Số vòng quay trục chính từ 195 - 260 vòng/phút
3.2.2.4 Ưu và nhược điểm
+ Ƣu điểm
- Trái đá xát có cấu tạo hình côn nên dễ dàng điều chỉnh khe hở giữa đá và lƣới. - Hiệu suất xát trắng cao.
- Mức độ xát trắng có thể thay đổi dễ dàng nhờ việc điều chỉnh khe hở của thanh dao cao su và trái đá.
- Lƣới xát ít bị đóng cám.
- Cấu tạo đơn giản, tháo lắp dễ dàng. - Tự động ổn định mức độ xát trắng. + Nhƣợc điểm
- Độ trắng của gạo thấp và bên ngoài mặt gạo vẫn còn một lớp cám. - Gây tiếng ồn.
3.2.3 Máy lau bóng
3.2.3.1 Cấu tạo
Gồm 1 lỗ đục rỗng đặt nằm ngang trên có bắt 1 xy-lanh bằng thép và các gờ ma sát. Sau 2 tầm gờ này có đoạn mở đầu cho phép khí lọt qua xy-lanh này đƣợc quay trong buồng bình 6 cạnh, gồm có hai nữa sàng đục lỗ có hình lục lăng có khía rãnh. Một vít tải cung cấp nguyên liệu đƣợc lắp trên phần đặt của trục để cung cấp gạo vào buồng áp lực của máy, phía ngoài đƣợc chế tạo bằng thép có hình khối hợp chữ nhật phía bên có cửa để quan sát quá trình làm việc phía dƣới có đƣờng ống để hút cám ra ngoài (hình 3.5).
Hình 3.5: Cấu tạo máy lau bóng
(Nguồn: Lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/19) 3.2.3.2 Nguyên tắc hoạt động
- Gạo đƣa vào máy lau bóng đi qua hệ thống gàu tải đến máy lau bóng, độ bóng của gạo đƣợc điều chỉnh tùy theo từng loại gạo nhờ các dao cắt trong trục lau bóng. - Sau khi gạo vào bên trong nhờ vít tải đƣa đến dao xát trắng để lau bóng gạo, độ bóng của gạo tùy thuộc vào lƣợng nƣớc phun sƣơng và thời gian gạo ra. Nếu thời gian gạo ra lâu thì độ bóng của gạo cao nhƣng lại làm cho gạo bị gãy nhiều. Do đó cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp không để gạo đánh bóng quá lâu bên trong của máy.
3.2.3.3 Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 3 - 4 tấn/giờ. - Công suất: 75 kw.
- Tốc độ trục chính: vận tốc trục máy cần đạt đƣợc là 800 - 1200v/p để dảm bảo cho khả năng xáo trộn trong buồng lau bóng diễn ra tốt hơn.
- Bơm nƣớc: 0,2k w. - Máy nén khí: 1,1 kw. - Quạt hút cám: 2,5 kw.
3.2.3.4 Ưu và nhược điểm + Ƣu điểm
- Điều khiển nạp liệu bằng khí nén và điện nên an toàn và thuận tiện. - Máy lau bóng có thể sử dụng cho gạo đồ.
- Kết cấu máy vững chắc, chi tiết chuyển động cân bằng tốt.
+ Nhƣợc điểm: kết cấu phức tạp năng suất thấp.
3.2.4 Thiết bị sấy
3.2.4.1 Cấu tạo
Thùng sấy có dạng hình trụ, xung quanh có một tấm lƣới thép bao bọc, trên thân của thùng sấy có gắn nhiệt kế và bộ phận điều chỉnh thiết bị. Ở giữa thùng có một lồng lƣới và bên trong là hệ thống ống khí để không khi có thể thổi đều trên toàn khối hạt. Phía trên cùng là bộ phận nhập gạo, bên dƣới là bộ phận cửa thoát gạo sau sấy. Để có thể cung cấp nhiên liệu cho thiết bị sấy thì ở đáy thùng còn lắp đặt thêm các đƣờng ống dẫn khí nối từ thiết bị cung cấp nhiên liệu sấy đến lồng bên trong thùng sấy. Trên đƣờng ống còn lắp đặt thêm hệ thống quạt để hút không khí sấy vào thiết bị để sấy cho gạo (hình 3.6).
Hình 3.6: Cấu tạo thiết bị sấy
(Nguồn: Lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/16; Xí nghiệp Lương thực Cái Cam )
3.2.4.2 Nguyên tắc hoạt động
Gạo sau khi lau bóng đƣợc gàu tải chuyển sang thùng sấy cho đến khi đầy thùng. Sau đó, khởi động hệ thống quạt hút để cung cấp gió hoặc nhiệt độ cho hệ thống sấy để tiến hành sấy gạo. Tùy theo độ ẩm của gạo trƣớc và sau khi ra khỏi thiết bị sấy mà thời gian gạo đƣợc giữ lại trong thiết bị mau hay lâu. Thiết bị sấy hoạt động cho đến khi gạo đạt độ ẩm thích hợp thì cho gạo thoát ra ngoài nhờ vào cửa thoát gạo, quá trình sấy gạo tiếp tục diễn ra theo nguyên tắc sấy liên tục.
- Sấy lửa: than đá đƣợc cho vào lò nấu cho đến khi đầy, sau đó lửa đƣợc cung cấp vào để đốt than đá trong lò. Hơi nóng từ lò than đá đƣợc quạt hút hút về đẩy lên thùng sấy. Tùy theo độ ẩm ban đầu cũng nhƣ độ ẩm cần đạt đƣợc của gạo thành phẩm mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp nhờ vào quá trình điều chỉnh lƣu lƣợng hơi nóng đi vào thiết bị sấy bằng tấm chắn ở gần lò than đá. Trong quá trình sấy lửa than đá đƣợc bổ sung đều đặn để đảm bảo lửa luôn đƣợc giữ để cung cấp nhiệt cho thiết bị sấy đƣợc ổn định.
- Sấy gió: quá trình sấy gió diễn ra tƣơng tự nhƣ sấy lửa. Tuy nhiên, sấy gió không có sử dụng than đá để đốt thành lửa và tạo nhiệt mà chỉ hút không khí khô bên ngoài để sấy cho gạo bên trong thùng sấy.
3.2.4.3 Thông số kỹ thuật
- Sức chứa từ 12 - 25 tấn.
- Quạt sử dụng: 22 + 7,5Kw. Sử dụng hai quạt ly tâm. - Độ giảm ẩm: 2 - 3 %/giờ.
3.2.4.4 Ưu và nhược điểm + Ƣu điểm
- Hiệu suất cao, độ ồn thấp, tiêu thụ điện năng thấp.
- Khi không cung cấp nhiệt thiết bị sẽ chuyển sang chế độ làm mát.
- Nhiệt độ sấy thấp, tiêu hao chất đốt thấp, tỷ lệ rạn nứt sau khi sấy thấp khoảng 1,2%.
- Kết cấu vững chắc, độ bền cơ khí cao.
- Chi phí nhiên liệu: 1000Kcal/1kg H2O = 5,6kg than đá/tấn gạo.
+ Nhƣợc điểm: chỉ hoạt động khi lƣợng gạo đầy thùng, khi thiết bị hoạt động thƣờng sinh ra tiếng ồn và bụi.
3.2.5 Sàng tách thóc
Là dùng thiết bị để phân loại gạo, thóc, gồm 9 khay bên ngoài đƣợc bao bọc bằng kim loại, khay làm bằng nhôm có nhiều gợn sóng, khay trên cách khay dƣới 5cm, khoảng cách giữa hai đƣờng gợn sóng từ 1 – 2cm, phía bên phải của thùng còn dùng một khay để phân loại gạo còn lẫn thóc thêm một lần nữa, các khay đƣợc lắp với độ nghiêng khác nhau nhƣ nghiêng về phía trƣớc và nghiêng về phía bên trái. Mặt trƣớc của khay còn có bộ phận điều chỉnh lƣợng gạo còn lẫn thóc. Ngoài ra mặt trƣớc của khay đƣợc lắp bằng tấm mica có thể nhìn thấy lƣợng gạo (hình 3.7)
Hình 3.7: Cấu tạo sàng tách thóc
(Nguồn: Xí nghiệp lương thực Cái Cam) 3.2.5.2 Nguyên tắc hoạt động
Khi thiết bị hoạt động cụm khay dịch chuyển đi lên và đi về phía trƣớc tạo thành chuyển động nhảy. Lƣợng hạt cung cấp đều vào các khay qua phểu nạp liệu. Vì khay có độ nghiêng kép và chuyển động nhảy lên, hạt gạo có trọng lƣợng riêng và độ đàn hồi lớn hơn thóc nên nhảy lên cao hơn và chạm vào khay ở điểm xa hơn so với thóc, chuyển động đi xuống của gạo đƣợc hãm lại bởi các vết lõm, do đó chuyển động đi xuống của gạo nhỏ hơn thóc, các hạt gạo từ từ di chuyển lên phía trên cao của khay đƣợc chia ra thành ba phần.
- Phần thứ nhất: là gạo không lẫn thóc đƣợc chuyển ra ngoài và đƣợc gàu tải chuyển qua công đoạn tiếp theo.
- Phần thứ hai: ở lớp giữa của sàng là thóc và gạo đƣợc hoàn toàn lƣu lại để tiếp tục tách thóc.
- Phần thứ ba: ở cuối sàng thóc sẽ đƣợc đƣa ra ngoài.
3.2.5.3 Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 8 – 10 tấn/giờ. - Công suất động cơ: 3 kw.
- Số vòng quay trục chính: 250 – 280 vòng/phút.
3.2.5.4 Ưu và nhược điểm
+ Ƣu điểm: cấu tạo đơn giản, độ bền cao, dễ vận hành. + Nhƣợc điểm: tách thóc không triệt để.
3.2.6 Sàng đảo
3.2.6.1 Cấu tạo
Gồm có 3 lớp sàng, lớp trên cùng có đƣờng kín 4 mm, lớp giữa 3,2 mm, lớp cuối 2 mm. Sàng đƣợc treo trên thanh sắt nhờ hệ thống dây treo và chuyển động theo cơ cấu xoay tâm. Phía ngoài cạnh sàng có bố trí đƣờng đi của gạo, tấm trên đƣờng đi có van điều chỉnh tấm, gạo để tạo thành phẩm có tỷ lệ tấm theo yêu cầu (hình 3.8).
Hình 3.8: Cấu tạo sàng đảo
(Nguồn www.lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/18; Xí nghiệp lương thực Cái Cam)
3.2.6.2 Nguyên tắc hoạt động
- Khi hoạt động thùng sàng sẽ xoay tròn nhờ cơ cấu lệch tâm nguyên liệu đƣợc đổ xuống đầu cao của sàng, hạt sẽ chuyển động không ngừng và đi dần xuống đầu thấp của sàng theo hình xoắn ốc. Trong quá trình dịch chuyển hạt đƣợc phân lớp, những
phần tử nhỏ sẽ chìm xuống và lọt sang lúc đó gạo nguyên và tấm 1,3 sẽ lọt sang 4mm và 3,5 mm nhƣng không lọt sàng 2 mm và đƣợc ra sàng.
- Sàng đảo quay tròn là nhờ hệ thống dây treo gắn liền với sắt.
3.2.6.3 Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 6 - 8 tấn/ giờ. - Động cơ: 2,2 kw.
- Đƣờng kính lớp sàng cuối: 1,8 - 2mm.
3.2.6.4 Ưu và nhược điểm
+ Ƣu điểm
- Kết cấu dễ tháo lắp, thay thế.
- Sàng đảo có thiết kế cân bằng, điều chỉnh dễ dàng và chính xác. - Dễ sử dụng, năng suất cao, không gây ô nhiễm môi trƣờng nhiều.
+ Nhƣợc điểm: kết cấu lớn, gây chấn động mạnh khi vận hành, tiêu hao năng lƣợng lớn, khó sửa chữa.
3.2.7 Trống phân loại
3.2.7.1 Cấu tạo
Trống phân loại có dạng ống trụ đặt hơi nghiêng từ 5 - 7o. Thành ống làm bằng thép, mặt trong của thành ống các hốc lõm hình trụ túi, có thể có đến hàng nghìn hốc lõm. Đƣờng kính hốc lõm đƣợc thiết kế tùy theo yêu cầu của từng ống (hình 3.9).
Hình 3.9: Cấu tạo trống phân loại
(Nguồn Xí nghiệp Lương thực Cái Cam) Chú thích:
1. Động cơ điện 2. Trống
3. Khung đỡ 4. Vít tải
5. Lõm trống 6. Máng hứng
3.2.7.2 Nguyên tắc hoạt động
Khi làm việc trống quay chậm với vận tốc 50 - 60 vòng/phút nhờ vào một motor công suất nhỏ. Hỗn hợp nguyên liệu đƣợc đƣa vào trong ở đầu cao, khi đó hạt tấm rơi vào các hốc lõm và đƣợc nâng lên để rót vào các máng hứng tấm đƣợc vít tải trong máy chuyển ra ngoài ở đầu thấp của trống các hạt gạo không lọt đƣợc vào hốc lõm và trƣợt trên hốc lõm đi dần xuống phía dƣới và đƣợc đƣa ra ngoài .
3.2.7.3 Thông số kỹ thuật
- Năng suất: 3 - 4 tấn/giờ - Động cơ: 2,2 kw
- Tốc độ trục chính 38 vòng/phút 3.2.7.4 Ưu và nhược điểm
+ Ƣu điểm: hiệu suất phân loại cao.
+ Nhƣợc điểm: máy có cấu tạo phức tạp, năng suất thấp, chiếm diện tích bề mặt thấp.
3.2.8 Gàu tải
3.2.8.1 Cấu tạo
Gồm có các gàu tải bằng thép không rỉ với kích thƣớc xác định và đƣợc mắc vào hệ thống dây đeo hai trục đứng. Khoảng cách giữa hai gàu tải từ 20 - 22cm. Bên ngoài đƣợc bao bọc bởi một lớp thiếc để tránh nguyên liệu văng ra ngoài khi vận chuyển (hình 3.10).
Hình 3.10: Cấu tạo gàu tải
(Nguồn: Lamico.com.vn/cms/vi/product/index/cat_id/16) 3.2.8.2 Nguyên tắc hoạt động
Đầu tiên tiến hành khởi động mô tơ, đồng thời làm cho các puli quay theo và kéo theo sự chuyển động của các dây đai từ đó gàu tải bắt đầu di chuyển từ dƣới lên, nguyên liệu đƣợc gàu múc vào và di chuyển lên trên đồ vào thiết bị tiếp theo.
3.2.8.3 Ưu và nhược điểm
+ Ƣu điểm
- Đơn giản không chiếm diện tích của mặt bằng, có khả năng vận chuyển nguyên liệu lên độ cao lớn, năng suất cao.
- Hoạt động dễ dàng, tiêu thụ điện năng thấp.
- Thân gàu tải làm bằng thép các ống đƣợc ghép bằng bulông nên tăng giảm chiều cao dễ dàng.
+ Nhƣợc điểm
- Dễ bị quá tải do đó khi làm việc cần nạp liệu đều đặn. - Dễ bị giảm năng suất khi nguyên liệu còn nhiều rác.
3.2.9 Băng tải
- Cấu tạo của băng tải cao su giống nhƣ băng tải gỗ nhƣng các tấm nhựa cao su thay cho thanh gỗ đƣợc cuốn vào bằng tay (hình 3.11).
- Bề mặt lớp cao su đƣợc thiết kế có 2 loại một loại có cấu tạo gân nổi dạng xƣơng vá để tạo độ bám, có thể vận chuyển nguyên liệu ở dạng rời và khối, hay nơi có độ dốc cao, còn 1 loại có cấu tạo mặt trơn dùng vận chuyển nguyên liệu ở dạng khối