Tiêu hóa lipid

Một phần của tài liệu xác định độ tiêu hóa của cá thát lát cõm (chitala chitala, hamilton 1882) khi sử dụng các loại thức ăn có các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành khác nhau (Trang 30 - 31)

Cũng giống nhƣ thành phần khác của thức ăn, lipid trong thức ăn phải qua giai đoạn tiêu hóa và một loạt quá trình biến dƣỡng, để vận chuyển lipid hấp thụ đến tế bào, thực hiện oxy hóa tạo năng lƣợng hay tích lũy lipid trong cơ thể. Do đó việc xác định độ tiêu hóa lipid từ thức ăn rất có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lƣợng của thức ăn.

Độ tiêu hóa lipid trong thí nghiệm dao động trong khoảng 83,2 – 94,7%. Cao nhất ở nghiệm thức BĐN 15% (94,7%) khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức BĐN 75% (83,20%). Khi mức thay thế tăng đến 30% BĐN thì độ tiêu hóa lipid khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khi tăng mức thay thế 45-75% (Hình 4.3).

Hình 4.3: Độ tiêu hóa lipid (%)

Kết quả cho thấy độ tiêu hóa lipid tƣơng đối cao và có xu hƣớng giảm dần khi tăng tỷ lệ protein BĐN trong thức ăn. Khuynh hƣớng này cũng đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của Krogdahl et al., (2003) trên cá hồi Đại Dƣơng. Khi tăng tỷ lệ protein BĐN trong thức ăn sẽ là rối loạn chức năng tiêu

22

hóa và hấp thu ở ruột, làm giảm hoạt động của một số enzyme tiêu hóa dẫn đến năng lƣợng không đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cá. Do đó một phần lipid trong thức ăn đƣợc tiêu hóa và sử dụng làm năng lƣợng nên độ tiêu hóa lipid tƣơng đối cao.

Độ tiêu hóa lipid không những chịu ảnh hƣởng của tính chất acid béo cấu tạo nên lipid, tỷ lệ lipid trong thức ăn mà còn chịu ảnh hƣởng bởi hàm lƣợng xơ trong thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2008).

Một phần của tài liệu xác định độ tiêu hóa của cá thát lát cõm (chitala chitala, hamilton 1882) khi sử dụng các loại thức ăn có các mức thay thế protein bột cá bằng protein bột đậu nành khác nhau (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)