TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỂ THU THẬP, XỬ

Một phần của tài liệu Bài giảng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Trang 42 - 45)

2. HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN NHỮNG KĨ NĂNG RIÊNG

2.3. TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỂ THU THẬP, XỬ

XỬ LÍ SỐ LIỆU LÀM BÀI TẬP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC

2.3.1. Phương pháp xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài.

Phần I. Phần mở đầu + Lí do chọn đề tài

+ Mục đích nghiên cứu

+ Khách thể và đối tượng nghiên cứu + Giả thuyết khoa học

+ Nhiệm vụ nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu + Tiến trình nghiên cứu Phần II. Phần nội dung + Cơ sở lí luận

+ Lịch sử vấn đề nghiên cứu + Kết quả điều tra, thực nghiệm + Đề xuất biện pháp

Phần III. Kết luận + Những kết luận chung + Đề xuất và kiến nghị

2.3.2. Cách lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu có phương pháp dùng chung cho mọi lĩnh vực nhưng cũng có những phương pháp chỉ dùng riêng cho một lĩnh vực. Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và hạn chế. Do đó việc lựa chọn và sử dụng phương pháp thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lưọi cho quá trình triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu. Có:

- Nhóm phương pháp nghiên cưú lí thuyết - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thống kê toán học

Tuỳ theo tính chất của nộ dung đề tài mà lựa chọn và phối hợp các phương pháp.

a. Thu thập và xử lí thông tin lí luận

* Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết

Đó là sự phân chia nội dung vấn đề thành những yếu tố nhỏ hơn để thấy được mối quan hệ và nguyên tắc vận hành bên trong của nó. Sau đó lại liên kết các yếu tố ấy thành một chỉnh thể trọn vẹn. Cùng với việc sử dụng phương pháp so sánh, khái quát hoá có thể sắp xếp các đơn vị tri thức tiếp thu được thành một hệ thống nhất định. Nhờ đó mà hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn vấn đề cần nghiên cứu. Tiến tới một mức độ cao hơn, cần tiến hành phân loại hệ thống lý thuyết đã có theo từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng xu hướng phát triển và theo một thứ bậc nhất định để tiện cho việc sử dụng vào những mực đích khác nhau trong đề tài nghiên cứu.

* Phương pháp mô hình hoá

Sử dụng phương pháp mô hình hoá trong nghiên cứu lý thuyết chính là phương pháp nhận thức các quy luật vận động một cách biện chứng, gắn cái cụ thể với cái trừu tượng. Đây là phương pháp mang tính khái quát cao và thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: sơ đồ, kí hiệu, sa bàn... đây là phương thức chuyển lí luận vào thực tiễn.

Trong khoa học, sự giả định về đối tượng nghiên cứu mà từ đó người nghiên cứu phải đi tìm con đường, phương pháp để kiểm nghiệm hoặc chứng minh được gọi là giả thuyết. Như vậy giả thuyết khoa học là sự giả định về đối tượng nghiên cứu, là luận điểm đi đến con đường tư duy khám phá đối tượng. Đó là tiên đoán về đối tượng nghiên cứu. Trong xây dựng giả thuyết thường sử dụng các mệnh đề “có thể...”, “nếu...thì”...

b. Thu thập, xử lí thông tin thực tiễn.

+ Phương pháp quan sát khoa học

Đây chính là việc sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp đối tượng cần nghiên cứu nhằm thu thập những tài liệu sống động về các biểu hiện, các hoạt động của đối tượng, Từ đó có thể rút ra những nhận xét, két luận xác đáng về đối tượng.

Để quan sát hiệu quả cần có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng: xác định rõ mục đích, yêu cầu; kế hoạch quan sát; phương tiện cần thiết...

Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém mà vẫn có khả năng thu được thông tin thực tiễn hết sức phong phú, đa dạng, tuy nhiên nó đòi hỏi cần nhiều thời gian và sự kiên trì của người quan sát. Khi quan sát cũng cần đảm bảo yêu cầu bí mật để mọi việc diễn ra khách quan, bình thường

+ Phương pháp điều tra giáo dục

Đây là phương pháp được sử dụng trong nhiều khoa học khác nhau. Điều quan trọng ở đây là phải xây dựng được nội dung của phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi có chất lượng, phù hợp với mục đích, yêu cầu của đề tài, sao cho khi xử lí sẽ thu thập được nhiều thông tin bổ ích phục vụ cho đề tài. Muốn vậy, nội dung câu hỏi phải chính xác, rõ ràng làm cho mọi người được hỏi đều có khả năng nhận thức đúng về những yêu cầu của câu trả lời.

Có anket đóng (có sẵn các phương án trả lời để lựa chọn) và anket mở (người được điều tra phải tự tìm câu trả lời thích hợp).

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Kinh nghiệm là những điều được rút ra từ thực tiễn phong pháp, sinh động, từ người thực, việc thực nên có khả năng ứng dụng cao. Những kết quả thu được từ tổng kết kinh nghiệm sẽ tạo tiền đề lí luận cho sự nghiên cứu hiện tại và tương lai. Giá trị cơ bản của phương pháp tổng kết kinh nghiệm là ở chỗ nó cho người nghiên cứu biết trong một điều kiện lịch sử nhất định người ta đã đạt được kết quả bằng cách nào. Tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá đúng kinh nghiệm là phải đặt nó vào đúng thời điểm lịch sử. Tách nó ra khỏi sự vận động của hoàn cảnh, chỉ lấy quan điểm hiện tại để nhận xét, phê phán sẽ không tránh khỏi chủ quan, phiến diện, một chiều. đánh giá đúng đắn và vạch rõ nguyên nhân những mặt được và chưa được của một quá trình hoạt động nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn là một việc làm có ý nghĩa khoa học.

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu sản phẩm có thể khai thác được những thông tin bổ ích để hiểu được quá khứ, hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ nghiên cứu về học sinh có thể xem xét các sản phẩm như: sổ liên lạc gia đình và nhà trường, vở ghi, vở bài tập, bài thi, bài kiểm tra, học bạ, thành tích khen thưởng...

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Đây là phương pháp có tác dụng nối liền hai khâu nghiên cứu và ứng dụng, là phương pháp tốt nhất để kiểm tra, chứng minh tính chân thực của giả thuyết đã nêu, đồng thời là phương pháp tốt nhất để khẳng định kết quả nghiên cứu một cách khách quan.

c. Phương pháp thống kê toỏn học

Việc dùng các công thức toán học để nghiên cứu đối tượng khoa học, tính toán các số liệu có liên quan đến đối tượng, quy luật vận động của đối tượng và dùng toán học để xử lý các số liệu thu được từ kết quả nghiên cứu của các phương pháp khác là việc làm cần thiết.

Trong nghiên cứu khoa học giáo dục, nhiều khi phải tiến hành điều tra thực trạng trên một phạm vi rộng. Mặt khác, phải so sánh kết quả của nhiều đơn vị với nhau để rút ra những kết luận cần thiết. Chính vì vậy, sinh viên nắm được phương pháp thống kê toán học để vận dụng vào các đề tài nghiên cứu của mình về thống kê toán học là một bộ phận của lý thuyết xác suất, cú đối tượng nghiên cứu là thu thập, đúc kết các số liệu quan sát, thí nghiệm, phân tích để rút ra những kết luận tin cậy từ những số liệu đó.

Nội dung thảo luận, thực hành (Phần KN riờng)

1. Tìm hiểu Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH (2013-2014) 2. Tìm hiểu Chuẩn nghề nghiệp GV THPT

3. Tìm hiểu những nội dung điều chỉnh bổ sung của Phân phối chương trỡnh 4. Tập soạn giáo án và tập giảng theo nhóm.

5. Xử lý tình huống sư phạm (theo nhóm)

6. Tập chọn đề tài nghiên cứu và tập xây dựng đề cương sơ lược

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2005), 300 tình huống giao tiếp sư phạm, NXBGD, Hà

Nội.

[2]. Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh (1998), Giao tiếp sư phạm, NXBGD, Hà Nội.

[3]. Phạm Trung Thanh (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB

ĐHSP, Hà Nội.

[4]. Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2004), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5]. Phạm Trung Thanh (Chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2004), Bài tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[6]. Phạm Trung Thanh (2004), Thực tập sư phạm năm thứ II, NXB ĐHSP, Hà Nội. [7]. Phạm Trung Thanh (2004), Thực tập sư phạm năm thứ III, NXB ĐHSP, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Bài giảng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)