0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

TÌM HIỂU NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN (Trang 34 -39 )

2. NỘI DUNG RLNVSPTX 1

1.3. TÌM HIỂU NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM

1.3.1. Giới thiệu và hướng dẫn tìm hiểu nội dung giáo trình TTSP

* Mục tiêu học tập và nghiên cứu giáo trình - Về kiến thức:

+ Củng cố và khắc sâu một số tri thức lý thuyết cơ bản về các môn học có liên quan nhiều đến viẹc rèn luyện tay nghề, đặc biện là những tri thức về Tâm lý học, Giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn và vận dụng kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống sư phạm cụ thể xảy ra trong thực tiễn giáo dục.

+ Qua việc tìm hiểu thực tiễn giáo dục, giáo sinh có thêm những hiểu biết quan trọng về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng

- Về kĩ năng:

+ Hình thành cho giáo sinh những kĩ năng tìm hiểu thực tiễn giáo dục: thu thập tư liệu, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá và xử lý các thông tin thu được.

+ Rèn luyện các kĩ năng làm công tác giáo dục: chủ nhiệm lớp, làm quen với học sinh, xây dưng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục, văn nghệ, thể dục thể thao, tiếp xúc với phụ huynh học sinh, xâm nhập thực tế.

+ Bước đầu hình thành các kĩ năng dạy học: soạn giáo án, trình bày bài giảng, sử dụng phương tiện dạy học, nắm chắc đối tượng, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, đánh giá kết quả học tập ...

+ Bước đầu tập luyện một số kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục thông qua việc làm bài tập nghiên cứu tâm lí -giáo dục: quan sát, điều tra, lấy số liệu, xử lý tình huống, viết báo cáo....

- Về thái độ:

+ Bồi dưỡng lòng yêu nghề, yêu trẻ, trau dồi những phẩm chất nhân cách người thầy giáo cho giáo sinh.

+ Giáo dục cho giáo sinh ý thức tự giác, làm tốt việc tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gắn liền lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội.

1.3.2. Tìm hiểu nội dung TTSP

a. Tìm hiểu Quy định về Công tác thực hành, thực tập (Phần TTSP cuối khoá- Thực tập tốt nghiệp)

- Thời gian: Hệ ĐHSP thực tập trong 08 tuần

- Nội dung: 03 nội dung

Nội dung 1: Tìm hiểu thực tế việc dạy học ở cơ sở thực tập

+ Nghe trường thực tập báo cáo nhiệm vụ năm học, những chủ trương biện pháp về đổi mới công tác giảng dạy của ngành, những kinh nghiệm giảng dạy bộ môn của giáo viên trong trường, tình hình địa phương nơi trường đóng, các hoạt động của các đoàn thể cùng tham gia công tác giáo dục.

+ Lập kế hoạch giảng dạy và kế hoạch công tác chủ nhiệm cả đợt, kế hoạch hàng tuần. Trong kế hoạch cần làm rõ những nội dung, biện pháp và chỉ tiêu cần phấn đấu hoàn thành trong từng giai đoạn.

+ Dự tất cả các giờ dạy của giáo viên hướng dẫn ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác khối (nếu được giáo viên hướng dẫn cho phép), để học tập kinh nghiệm và nắm tình hình lớp chủ nhiệm.

+ Nghiên cứu chương trình, tài liệu sách giáo khoa và thiết bị dạy học, kết hợp trao đổi với tổ chuyên môn để soạn giáo án, đúng qui trình đó quy định.

+ Nhận lớp chủ nhiệm và tìm hiểu tình hình lớp. Lập kế hoạch chủ nhiệm của cả đợt và cụ thể từng tuần.

Nội dung 2:Thực tập giảng dạy

+ Số tiết giảng dạy cả đợt đạt từ 6 đến 8 tiết, (trung bình mỗi tuần 1 tiết và không quá 2 tiết). Giaó án phải được giáo viên hướng dẫn góp ý kiến, ký duyệt chậm nhất 2 ngày trước khi lên lớp, tập giảng trước nhóm để được góp ý trước khi lên lớp (không được tập giảng trước học sinh).

Bài soạn phải được thực hiện đầy đủ các yêu cầu về mặt sư phạm, phải thể hiện ra đổi mới phương pháp dạy học, chú ý sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học.

Thực tập với nhiều loại hình: Lý thuyết, thực hành, ngoại khoá, chấm bài kiểm tra, chữa bài tập... Tập dượt toàn bộ các khâu của quy trình dạy học từ việc chuẩn bị đến việc lên lớp, củng cố kiến thức, ôn tập...

Trong quá trình thực tập giảng dạy, sinh viên phải có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, tài liệu nghiên cứu (sinh viên thực tập không được lên lớp ngoài kế hoạch đó quy định)

+ Dự tối thiểu là 8 tiết dạy của sinh viên cùng ngành. Sau các tiết lên lớp, giáo viên hướng dẫn tổ chức rút kinh nghiệm để đánh giá (có ghi biên bản). Phải nghiên cứu và làm đề cương bài dạy trước khi dự giờ, ghi nhận xét vào phần dự giờ TTSP. Đây là cơ sở để đánh giá chung về năng lực giảng dạy của mỗi sinh viên.

Nội dung 3.Thực tập công tác chủ nhiệm lớp

+ Mỗi nhóm sinh viên (2 đến 4 người) thực tập chủ nhiệm tại một lớp phổ thông, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp đó. Giáo viên hướng dẫn giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm và cho từng sinh viên. Mỗi sinh viên thực tập ngoài việc thực hiện công tác được nhóm phân công, tự mỡnh nhận một cụng tỏc cụ thể để chủ động tập dượt để làm công tác đó.

+ Lập kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách cụ thể từng tuần. Bản kế hoạch phải được giáo viên hướng dẫn góp ý, ký duyệt trước khi thực hiện. Trong kế hoạch cần ghi rừ nội dung công tác cụ thể, những biện pháp giáo dục chính sẽ vận dụng và chỉ tiêu cần đạt trong từng thời gian.

+ Công tác chủ nhiệm: Tìm hiểu tình hình lớp, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, tổ chức các phong trào thi đua học tập rèn luyện, giáo dục một số học sinh cá biệt và thăm một số gia đỡnh học sinh, phối hợp với hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong trường để giáo dục học sinh. Phân tích các sự kiện từ thực tế giáo dục để rút kinh nghiệm.

+ Kết hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn... trường nơi thực tập để tổ chức các hoạt động ngoài giờ, hoạt động xó hội, lao động công ích, chào mừng các ngày lễ lớn... Lưu ý việc tổ chức các hoạt động này cũng cần xác định nội dung, xây dựng kế hoạch, biện pháp và phân công tổ chức thực hiện, hướng dẫn, rút kinh nghiệm, kiểm tra đôn đốc, đánh giá chất lượng, hiệu quả cụ thể.

+ Hướng dẫn 2 đến 3 buổi loại hỡnh hoạt động ngoài giờ (có thể ở lớp chủ nhiệm hoặc ở lớp khác).

b. Đánh giá kết quả thực tập sư phạm (TTTN)

Việc đánh giá tổng hợp kết quả TTTN của sinh viên thực tập được thực hiện trên cơ sở đánh giá từng nội dung thực tập và tinh thần, thái độ học tập, rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật, thực hiện đúng quy chế trong thời gian TTTN; Kế hoạch làm việc, chuyờn cần (thể hiện trong sổ nhật ký TTTN và bản tổng kết cá nhân của sinh viên)

* Các nội dung đánh giá

Nội dung 1: Tìm hiểu thực tiễn giáo dục

Mỗi sinh viên phải tự viết báo cáo thu hoạch theo đúng nội dung của báo cáo viên quy định. Sinh viên có báo cáo thu hoạch mới được công nhận đó hoàn thành thực tập nội dung 1. Nội dung này khụng xếp loại nhưng để làm căn cứ cho việc kết luận sinh viên đó hoàn thành và cho điểm chính thức về kết quả cả đợt TTTN.

Nội dung 2:Thực tập giảng dạy.

Việc đánh giá nội dung thực tập giảng dạy của sinh viên thực tập thông qua việc đánh

giá trỡnh độ nghiệp vụ sư phạmcủa sinh đó qua 8 tiết dạy. (Áp dụng các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác Thanh tra giáo viên phổ thông). Trỡnh độ

nghiệp vụ sư phạmbao gồm: Trình độ nắm yêu cầu của nội dung, chương trình, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh; Trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục; Hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh. Mức độ đạt được các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ sư phạm được thể hiện cụ thể trong Phiếu đánh giá, xếp loại từng tiết

dạy.

Việc xếp loại nội dung thực tập giảng dạy của sinh viên thực tập quy định như sau:

- Loại tốt:có ít nhất 4 tiết dạy xếp loại tốt, không có loại chưa đạt yêu cầu. - Loại khá: có ít nhất 4 tiết dạy xếp loại khá, không có loại chưa đạt yêu cầu. - Loại đạt yêu cầu: Có ít nhất 4 tiết dạy xếp loại đạt yêu cầu

Nếu số tiết khống chế của từng loại trên chưa đạt thì xếp xuống loại dưới liền kề (ví dụ: 3 tiết tốt + 5 tiết khá = xếp loại khá). Trường hợp giữa 8 tiết dạy được xếp thành các mức khác nhau, quy ra bằng cách bù trừ (ví dụ: 1 tiết tốt + 1 tiết đạt yêu cầu = 2 tiết khá).

Kết quả xếp loại nội dung thực tập giảng dạy được ghi trong Phiếu đánh giá, xếp loại

nội dung giảng dạy.

Nội dung 3:Thực tập làm chủ nhiệm lớp

Số tiết đánh giá thực tập chủ nhiệm lớp: 6 tiết, được phân như sau: - Chủ nhiệm lớp: 04 tiết.

- Hướng dẫn học sinh lao động tập thể 1 buổi: tính 1 tiết đánh giá

- Hướng dẫn 1 buổi sinh hoạt (sinh hoạt Đoàn, Đội, tham quan, cắm trại, văn nghệ, thể dục thể thao...): tính 1 tiết đánh giá.

Cú thể phân công 1-2 sinh viên thực hiện 1 nội dung riêng biệt trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Tuyệt đối sinh viên thực tập không được tổ chức bất cứ một hình thức họat động nào khác trong thời gian TTSP nếu không được Ban Chỉ đạo cơ sở thực tập đồng ý.

Căn cứ kết quả đạt được qua các tiết (hoặc buổi) và kết quả chung cả đợt thực tập làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên thực tập, giáo viên hướng dẫn thực tập chủ nhiệm lớp dựa theo các tiêu chí sau đây để đánh giá, xếp loại cho từng sinh viên thực tập:

- Loại tốt: Có nhiều sáng kiến, biện pháp tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn

quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong mọi cơ hội.

- Loại khá: Có ý thức khắc phục khó khăn để thực hiện các công tác được giao có kết quả

tương đối cao. Chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Loại đạt yêu cầu: Làm đầy đủ các công tác được giao, kết quả bình thường, hoặc tuy cố

gắng nhưng do khó khăn khách quan nên kết quả cũn hạn chế.

- Loại chưa đạt yêu cầu: Khụng thực hiện đầy đủ các công việc được giao hoặc có sai

lầm trong việc thực hiện, ảnh hưởng đến công việc hay uy tín của Trường.

Kết quả xếp loại được ghi vào Phiếu đánh giá, xếp loại nội dung thực tập chủ nhiệm

lớp.

Quy đổi thành điểm: Sau khi đánh giá xếp loại nội dung thưc tập giảng dạy và nội dung thực

tập làm chủ nhiệm lớp, tùy theo mức độ của sinh viên thực tập đạt được trong mỗi loại, giáo viên hướng dẫn cân nhắc, quy thành điểm (điểm được tính 1 số lẻ thập phân) như sau:

- Loại tốt: Quy ra từ 9 đến 10 điểm - Loại khá: Quy ra từ 7 đến 8,9 điểm

- Loại đạt yêu cầu: Quy ra từ 5 đến 6,9 điểm

- Loại chưa đạt yêu cầu : Quy ra từ 4,9 điểm trở xuống

* Đánh giá, xếp loại kết quả - Yêu cầu của việc đánh giỏ:

Đánh giá kết quả TTSP, KTSP phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và công bằng. Phải căn cứ vào tất cả các nội dung thực tập và các tiêu chuẩn để đánh giá, tránh phiến diện, qua loa, cảm tính, thiên vị. Chú trọng đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức, hiểu biết chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.

- Thang điểm

Kết quả xếp loại học phần TTSP, KTSP được thực hiện theo “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc xếp loại thang điểm được quy đổi như sau:

Xếp loại Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 Giỏi 8,5 ÷ 10 A 4 Khá 7,0 ÷ 8,4 B 3 Trung bình 5,5 ÷ 6,9 C 2 Đạt Trung bình yếu 4,0 ÷5,4 D 1 Không đạt Kém < 4,0 F 0 - Đánh giá xếp loại tổng hợp

Kết quả tổng hợp cuối cùng (sau khi có đủ kết quả đánh giá ở cơ sở thực tập và nội dung thực tập NCKHGD) là căn cứ cho việc tổng kết TTSP2 tại trường Đại học và được ghi vào cột điểm học phần "Thực tập sư phạm 2" của chương trình đào tạo.

c. Tổng kết thực tập sư phạm

Tổng kết thực tập sư phạm do Trường ĐH Quảng Bình thực hiện trờn cơ sở tập hợp các kết quả đó được đánh giá. Qua thực tiễn ở cơ sở thực tập, cần rút ra bài học kinh nghiệm để làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống thông tin cần thiết trong công tác thực tập. Ý kiến phản hồi ở các cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo là các thông tin cho việc đánh giá các tiêu chí quy định trong kiểm định chất lượng.

Kết thúc đợt thực tập sư phạm, cán bộ phụ trách thực tập của Trường ĐHQB thu hồ sơ của từng sinh viên thực tập nộp về Phòng Đào tạo, gồm:

+ Báo cáo tổng kết đợt TTSP cuối khoá của trường phổ thông (01 bản) + Bản tổng hợp kết quả TTSP của cả đoàn thực tập (01 bản)

+ Hồ sơ đánh giá và tổng kết TTSP của sinh viên thực tập (1 tập /1 sinh viên)

- Mỗi sinh viên có 1 túi hồ sơ, mỗi túi gồm :

+ Giáo án và các kế hoạch thực tập cá nhân, các mẫu đánh giá cũn lại. + Sổ nhật ký thực tập cuối khoá (01 quyển/sinh viờn).

+ Tổng kết đợt TTSP cuối khoá của cả nhóm (01 bản/sinh viên).

Nội dung thảo luận, thực hành (Phần KN chung)

1. Tìm hiểu những định hướng cơ bản có tính chất chiến lược về quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xó hội, KHKT-CN và GD-ĐT thể hiện trong Văn kiện ĐH XI của Đảng (Chiến lược phát triển KT-XH)

3. Tập xây dựng KHCN (tháng, tuần và một số kế hoạch theo hoạt động) 4. Tìm hiểu quy định, kế hoạch TTSP2 (TT tốt nghiệp).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN (Trang 34 -39 )

×