8. Những chữ viết tắt
3.1.6. Những biểu hiện của hứng thú nhận thức
Hứng thú biểu hiện ở 2 mức độ của nó:
- Mức độ 1: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa có xúc cảm, tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh đố tượng đó.
- Mức độ 2: Đối tượng thúc đẩy chủ thể hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở nội dung: hứng thú học tập, hứng thú nghiên cứu khoa học, hứng thú giải trí…
Hứng thú biểu hiện ở chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứng thú đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối tượng thì cuộc sống thường đơn điệu. Trong thực tế, những người thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý, trên nền những hứng thú khác nhau,
Đứng dưới cá c góc độ khác nhau, các tác giả phân tích khác nhau về những biểu hiện cụ thể của hứng thú nhận thức:
Phạm Tất Dong cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên quan tới đối tượngcủa hứng thú đó.
Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đối tượng này gây ra.
Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về việc có liên quan tới chúng.
Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vàp đối tượng của hứng thú. Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng những điều có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.Theo G.I.Sukina: hứng thú biểu hiện trước chúng ta bởi:
Xu hướng lựa chọn các quá trình tâm lí ở con người nhằm vào các đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.
Xu thế, nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn hiểu một lĩnh vực, hiện tượng cụ thể, một hoạt động xác định, mang lại thỏa mãn cho mình.
Nguồn kích thích mạnh mẽ tới, tích cực cho cá nhân. Do ảnh hưởng của nguồn kích thích này mà tất cả các quá trình tâm lí diễn ra khẩn trương; còn hoạt động trở nên say mê, đem lại hiệu quả cao.
Thái độ lựa chọn đặc biệt (không thờ ơ, bàng quan mà tràn đầy ý định tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung với các đối tượng, hiện tượng, quá trình…).
Trong nhà trường, hoạt động dạy học được tổ chức đúng đắn, có phương pháp phù hợp với đối tượng thì hoạt đ ộng nhận thức hứng thú của học sinh được biểu hiện ở những mặt sau:
Biểu hiện về trí tuệ: luôn say mê vươn tới nhận thức, có đầu óc tò mò khoa học, ham hiểu biết, thích tìm tòi, thường đặt ra câu hỏi để hiểu sâu vấn đề, có trí tuệ mềm dẻo, tích cực sángtạo trong học tập, có sự chú ý trong học tập.
Biểu hiện về ý chí: kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề nhận thức đến cùng, khắc phục khó khăn trong hoạt động nhận thức, chịu khó sưu tầm, tìm hiểu tri thức để mở rộng tri thức tiếp thu ở trường.
Biểu hiện về tình cảm: rất thích thú, phấn khởi, lạc quan, sung sướng, hạnh phúc khi nhu cầu nhận thức được thỏa mãn.
Biểu hiện về kết quả: thường xuyên thành công trong học tập, kết quả giáo dục đạt hiệu quả cao. Các mặt này không tách biệt mà quan hệ chặt chẽ với nhau nh ưng nó chỉ thể hiện rõ nét khi hứng thú của cá nhân phát triển ở giai đoạn cuối. Hứng thú trở thành xu hướng nhân cách và đó phải là hứng thú tích cực.
Những yếu tố ảnh hưởng tới hứng thú nhận thức
Trong quá trình hình thành và phát triển hứng thú nhận thức, có rất nhiều yếu tố khác nhauảnh hưởng tới nó. Song có thể phân tích các yếu tố đó thành 2 nhóm:
Yếu tố chủ quan: đó là những yếu tố về chủ thể như: Trình độ phát triển trí tụê: mức độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết để phát triển hứng thú nhận thức, đồng thời là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.
Thái độ đúng đắn của chủ thể đối với đối tượng của hứng thú là điều kiện cần thiết, là tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức. Nó giúp duy trì và phát triển hứng thú nhận thức.Các yếu tố chủ quan khác như: nhu cầu, tính ham hiểu biết, ý chí, năng lực của chủ thể, thành công trong học tập… cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.
Yếu tố khách quan:
● Đặc điểm môn học: nội dung, tính chất, cơ cấu môn học, chương trình học. ● Điều kiện thiết bị vật chất: đồ dùng dạy học, tài liệu học tập…
● Bản thân nhân cách giáo viên: trìnhđộ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhiệt tình nghề nghiệp, hứng thú của giáo viên đối với môn học. Đây là yếu tố giữ vai trò cơ bản. ● Hoàn cảnh, môi trường học tập: gia đình, xã hội, thái độ của bạn bè đối với môn học, vị trí sử dụng môn học trong xã hội.
Tóm lại, hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lí rất phức tạp, việc tìm hiểu bản chất xã hội của nó đòi hỏi phải nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của nó với xúc
những đặc trưng cơ bản mà nhờ đó hứng thú nhận thức tồn tại như một hiện tượng độc lập.
Hứng thú nhận thức có vai trò rất quan trọng trong học tập và sự phát triển nhân cách của học sinh. Cho nên trong quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, vấn đề hình thành và phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh là nhiệm vụ cầnthiết.