Câu 7: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10t (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy 2
= 10. Cơ năng của con lắc bằng
A. 0,50 J. B. 0,10 J. C. 1,00 J. D. 0,05 J.
Câu 8: Một con lắc đơn khi chiều dài là ℓ 1 thì chu kì là T1 = 0,6s, khi chiều dài là ℓ 2 thì chu kì là T2 = 0,8s. Khi con lắc có chiều dài là ℓ = ℓ1 + ℓ2 thì chu kì dao động là (Biết chúng dao động tại cùng một nơi trên mặt đất)
A. 0,2s B. 1s C. 1,4s D. 0,8s
Câu 9: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, biết độ giảm tương đối của biên độ dao động trong một chu kỳ đầu tiên là 5%. Độ giảm tương đối của năng lượng tương ứng là
A. 10,00% B. 9,75% C. 5,25% D. 6,78%
Câu 10: Trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn kết hợp O1 O2 có cùng biên độ, cùng pha và có bước sóng 4 cm. Hai điểm M và N trên mặt chất lỏng cách 2 nguồn những đoạn lần lượt là : O1M =1,25cm, O2M = 13,25cm, O1N=33cm, O2N = 67cm. Hai điểm này dao động thế nào
A. M đứng yên, N dao động mạnh nhất. B. Cả M và N đều dao động mạnh nhất.
C. M dao động mạnh nhất, N đứng yên. D. Cả M và N đều đứng yên.
Trang 32
Câu 11: Dao động cưỡng bức có đặc điểm.
A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.