Tổng quan về Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghê ̣An

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

3.1 Tổng quan về Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghê ̣An

Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An là thành viên của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tiền thân là Công ty Xây dựng Số 1 Nghệ An. Đƣợc thành lập 20/4/1961 và đƣợc tổ chức lại theo chỉ thị 500/TTG của Thủ tƣớng chính phủ, quyết định số 4495/QĐ-UB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành xây dựng Nghệ An.

Từ ngày 19 tháng 01 năm 2005 Công ty chính thức đi vào hoạt động dƣới hình thức Công ty cổ phần theo quyết định số: 284/QĐ-UB-ĐMDN ngày 19/1/2005 của UBND tỉnh Nghệ An và đổi tên thành Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tƣ số 1 Nghệ An.

Tháng 5 năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp nhận Công ty làm thành viên của Tập đoàn theo quyết định số: 2397/QĐ-DKVN ngày 04 tháng 05 năm 2007 và đƣợc đổi tên Công ty thành Công ty CP xây dựng Dầu khí Nghệ An (Tên viết tắt PVNC).

Ngày 26/10/2007 Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chuyển 51% số cổ phần chi phối tại Công ty PVNC sang Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty chính thức là thành viên của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Tháng 10/2010 đổi tên thành Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An. Việc gia nhập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam và trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam đánh dấu một bƣớc ngoặt

quan trọng và mở ra nhiều triển vọng lớn cho Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An. Một mặt, Công ty đƣợc nâng cao tiềm lực tài chính, tăng năng lực cạnh tranh, uy tín thƣơng hiệu trên thị trƣờng, mặt khác Công ty còn có cơ hội tiếp cận với các dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí và các đơn vị thành viên khác trong Tập đoàn. Đây chính là cơ hội lớn đối với Công ty để có thể phát triển lên một tầm cao mới.

Bƣớc khởi đầu vững chắc.

Năm 2008 là năm đầu tiên Công ty CP xây dựng Dầu khí Nghệ An chính thức trở thành đơn vị thành viên của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam. “Vạn sự khởi đầu nan”, Công ty gặp rất nhiều khó khăn khi tình hình kinh tế trong nƣớc và trên thế giới có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tƣ diễn biến phức tạp và khó dự đoán.

Trong khí đó, các công trình do Tổng công ty giao cho công ty thực hiện đều có tiến độ thi công khẩn trƣơng, yêu cầu chất lƣợng cao, đòi hỏi CBCNV công ty phải tăng cƣờng làm việc thêm ca, thêm giờ và gặp một số khó khăn trong bƣớc đầu triển khai thi công các công trình.

Trƣớc tình hình đó, đƣợc sự quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo sát sao và kịp thời về mọi mặt của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam, Ban lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực phát huy thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, đƣa ra những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp để từng bƣớc ổn định và phát triển bền vững.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An có sự tăng trƣởng cả về doanh thu và lợi nhuận (năm sau cao hơn năm trƣớc từ 150- 200%). Riêng trong năm 2008, sản lƣợng thực hiện là 173,488 tỷ đồng, đạt 108,43% kế hoạch (tăng 218,1% so với năm 2007); tổng doanh thu hơn 155 tỷ đồng, đạt 107,65% kế hoạch (tăng 207,43% so với năm 2007); lợi nhuận trƣớc thuế 5,42 tỷ đồng, đạt 94,17% kế hoạch (tăng 225,53% so với

2007); lợi nhuận sau thuế 4,665 tỷ đồng, đạt 94,05% kế hoạch (tăng 225,47% so với năm 2007).

Doanh thu và lợi nhuận tăng, góp phần ổn định việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Năm 2008, thu nhập bình quân của ngƣời lao động đạt 3 triệu đồng/ngƣời/tháng (đạt 150% so với năm 2007).

Tăng tốc đầu tƣ.

Năm 2008, Công ty PVNC tập trung đầu tƣ cả về chất và lƣợng, đặc biệt là tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại, đảm bảo đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của khách hàng, đồng thời tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.

Công ty đã đầu tƣ 37,7 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại; Đầu tƣ Dự án mỏ đá núi Voi - Thanh Chƣơng với tổng mức đầu tƣ 13,2 tỷ đồng; Trạm trộn bê tông với công suất 50m3/h với tổng mức đầu tƣ 12,1 tỷ đồng và đƣa vào hoạt động tháng 9/2008…

Đặc biệt, tháng 8 năm 2008, Công ty tổ chức lễ khởi công dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai với tổng diện tích 289,67ha, tổng mức đầu tƣ 812,8 tỷ đồng. Dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt vào định hƣớng quy hoạch vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ và là một trong những khu công nghiệp ƣu tiên phát triển đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020; Đầu tƣ xây dựng Công trình Tòa nhà dầu khí Nghệ An có quy mô 25 tầng nổi, 2 tầng hầm với tổng mức đầu tƣ 630 tỷ đồng; Dƣ̣ án nhà máy xi măng Dầu khí Nghê ̣ An với tổng mƣ́c đầu tƣ 1.265 tỷ đồng; Khu chung cƣ, nhà liền kề, dịch vụ tổng hợp Dầu khí Trƣờng Thi với tổng mức đầu tƣ 150 tỷ đồng; Khu tổ hợp di ̣ch vu ̣ tổng hợp , chung cƣ, văn phòng, nhà ở liền kề Nghi Phú-TP Vinh với tổng mƣ́c đầu tƣ 283 tỷ đồng; Dƣ̣ án cải ta ̣o khu A , Khu chung cƣ Quang Trung - Thành Phố Vinh – Nghệ An với tổng mƣ́c đầu tƣ dự án là 1.028,86 tỷ đồng…

Trên cơ sở phát huy thế mạnh của một thành viên PVC và kinh nghiệm vốn có cùng bề dày truyền thống của mình, Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An sẽ phấn đấu trở thành một Công ty đa ngành, đa sở hữu mà cốt lõi là xây lắp chuyên ngành Dầu khí nhƣ: thi công các công trình xây lắp dầu khí, tổng thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng cao cấp, đầu tƣ khu công nghiệp và đô thị mới.

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2900325413 đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 19 tháng 10 năm 2010 thì các nghành nghề hoạt động kinh doanh của PVNC bao gồm:

- Xây dựng công trình: công nghiệp, thủy lợi, điện năng (đƣờng dây, trạm biến áp đến 500 KV), các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Đầu tƣ kinh doanh khu công nghiệp, khu đô thị, thủy điện, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, điện năng, công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Xây dựng công trình đƣờng sắt và đƣờng bộ; - Tƣ vấn lập dự án đầu tƣ xây dựng;

- Tƣ vấn thiết kế công trình: dân dụng, công nghiệp; - Tƣ vấn đấu thầu, tƣ vấn quản lý dự án;

- Tƣ vấn giám sát thi công các công trình: dân dụng, công nghiệp; - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Xây dựng nhà các loại;

- Khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt;

- Tƣ vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất; - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu; - Quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản;

- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;

- Cho thuê văn phòng làm việc.

Với các chức năng đã đăng ký, nhiệm vụ chính của Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An là hoạt động sản xuất kinh doanh phải đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ, nhân viên trong PVNC. Bên cạnh đó, PVNC cũng có nhiệm vụ vào việc góp phần mang lại các lợi ích kinh tế xã hội cho các địa phƣơng nơi có các dự án mà PVNC đang đầu tƣ.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của PVNC

Nền kinh tế nƣớc ta hiện nay đã có sự tăng trƣởng liên tục trong nhiều năm, những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ khu vực và thế giới tạo cho Việt Nam nhiều thử thách và kinh nghiệm. Công cuộc đổi mới đất nƣớc tiếp tục thực hiện với những yêu cầu cao hơn về công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất ở mọi lĩnh vực, mọi ngành. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển và nắm bắt đƣợc các công nghệ tổ chức hiện đại, Công ty đã xây dựng cho mình một cơ cấu gọn nhẹ với sự tham gia trực tiếp của Hội đồng quản trị trong việc điều hành các công việc của Công ty. Với mô hình quản lý này, các công việc thƣờng đƣợc trực tiếp Hội đồng quản trị công ty phê duyệt và giao cho Tổng giám đốc và các phòng ban thực hiện. Mô hình này có ƣu điểm là có đƣợc sự quan tâm sát sao của Hội đồng quản trị công ty, ban kiểm soát, họ đều là những ngƣời có trình độ có năng lực trong việc điều hành, quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình này là việc giải quyết các công việc đôi khi còn chậm trễ. Việc chờ Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định sẽ để lỡ các cơ hội kinh doanh cũng nhƣ chậm trễ trong khâu giải quyết công việc của Công ty. Cơ cấu tổ chức Công ty đƣợc thể hiện qua sơ đồ trong hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức của công ty đƣợc xây dựng theo mô hình: Trực tuyến- Chức năng. Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có quyền: Thảo luận và thông qua Điều lệ công ty; Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Thông qua phƣơng án sản xuất kinh doanh; Quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty; Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 5 thành viên, do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị bao gồm 01 chủ tịch và các ủy viên. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định chiến lƣợc phát triển của Công ty; Quyết định phƣơng án đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp; Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc của công ty phù hợp với quy định của pháp luật; Quyết định khen thƣởng, kỷ luật nhân viên thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị và quyết định mức bồi thƣờng vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý bao gồm: Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng; quyết định mức lƣơng và lợi ích khác của Tổng giám đốc và các cán bộ quản lý đó; Chủ tịch HĐQT là ngƣời đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền quyết định cao nhất về việc điều hành mọi hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát là ngƣời thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên

do đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn, các thành viên ban kiểm soát bầu trƣởng ban kiểm soát. Sau khi đại HĐCĐ thành lập, ban kiểm soát thực hiện việc kiểm soát quá trình triển khai và hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Là ngƣời trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của công ty và các nghị quyết, quyết định của HĐQT. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của công ty, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), tuân theo các quy định của pháp luật với mục đích là sự phát triển không ngừng của công ty. Tiến độ thi công thực hiện đầu tƣ dự án đã đƣợc HĐQT phê duyệt là nhiệm vụ cụ thể của công ty mà Tổng Giám đốc là ngƣời đại diện. Các cá nhân (kể cả Chủ tịch HĐQT) phải chịu trách nhiệm về những việc liên quan của cá nhân mình có ảnh hƣởng đến tiến độ. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Tổng Giám đốc nhƣ sau: Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị; Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo Nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị, Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty và tuân thủ pháp luật; Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phƣơng án đầu tƣ của công ty, bảo toàn và phát triển vốn; Xây dựng và trình hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm; các quy chế quản lý điều hành công ty; quy chế tài chính; quy chế lao động tiền lƣơng; quy chế sử dụng lao động...; Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thƣởng và kỷ luật các chức danh: Phó tổng giám đốc, Kế toán trƣởng; Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật

đối với các trƣởng phòng ban, các chức danh tƣơng đƣơng và cán bộ công nhân viên dƣới quyền trừ chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; Ký kết các Hợp đồng kinh tế đƣợc HĐQT ủy quyền theo luật định; Báo cáo trƣớc hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của hội đồng quản trị.

Phó Tổng giám đốc công ty là ngƣời giúp việc cho Tổng giám đốc theo sự phân công của Tổng giám đốc bằng văn bản và chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, Tổng Giám đốc và trƣớc pháp luật về những việc mình đƣợc phân công.

Các phòng ban chức năng là bộ phận giúp việc cho Tổng giám đốc. Các phòng, ban Quản lý dự án với chức năng, nhiệm vụ của mình giúp công ty thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực hiện công việc, các phòng ban còn đề xuất những chủ trƣơng, biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Các ban quản lý dự án trực thuộc Tổng công ty đƣợc thành lập theo các quyết định của Hội đồng quản trị để giúp Tổng công ty quản lý các dự án. Ban Quản lý dự án có con dấu riêng. Trụ sở chính đặt tại: số 07 Tòa Nhà Dầu khí, Phƣờng Quang Trung, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ban QLDA có nhiệm vụ triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ các dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tƣ. Giúp chủ đầu tƣ triển khai công tác thực hiện đầu tƣ theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc quản lý tổ chức, lao động, tài chính, tài sản, tiền lƣơng và các chính sách, thi đua khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, lao động thuộc phạm vi quản lý của ban theo quy định của

Một phần của tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Tổng công ty xây lắp Dầu khí Nghệ An Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý 2015 (Trang 35)