0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bài 7: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH LỚP 4 (Trang 40 -43 )

- Tên từng bài là gì?

Bài 7: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI LẠ

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ.

2. Học sinh có kĩ năng :

- Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người lạ khi cần thiết. - Có lời nói, cử chỉ lịch sự, tế nhị.

- Không phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo.

3. HS tự giác thực hiện những hành vi tôn trọng, thái độ lịch sự khi gặp người lạ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong sách HS.

- Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY:Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).

* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.

* Các bước tiến hành :

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến giao tiếp với người lạ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp).

Các bài học liên quan:

- Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Đạo đức lớp 2)

- Lịch sự khi nhận điện thoại Lịch sự khi đến nhà người khác (Đạo đức lớp 2).

Bước 2: GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Giao tiếp với người lạ”.

Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ.

* Các bước tiến hành :

Bước 2 : HS trình bày kết quả.

GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau:

- Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với người bạn mới ? (SHS tr.25)

(Hương chê Lan như người nhà quê, Loan và Thảo tới làm quen với Lan) - Chuyện gì đã xảy ra cuối buổi học hôm đó ?

(Hương bị trượt chân ngồi phịch xuống bậc thang, khuỷu tay đập vào thành cầu thang. Lan hỏi thăm, đỡ Hương dậy)

- Sau khi quen Lan, Hương đã hiểu ra điều gì ? (SHS tr.25) (Hương thấy Lan thật thân thiện, gần gũi.)

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

(Không nên coi thường, chê bai những người ở nông thôn. Nên thân thiện, quan tâm tới các bạn dù bạn đó mới ở nông thôn ra Hà Nội sống)

GV mở rộng : Khi giao tiếp với người lạ hay người mới quen, các em không nên thấy những điểm khác thường trong trang phục, giọng nói, ... mà coi thường họ, nhất là những người ở nông thôn ra.

Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 27.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 26.

Bước 2 : HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng trường hợp :

a) Việc làm của Hùng thể hiện Hùng thân thiện và biết quan tâm, quan tâm đến mọi người.

b) Hành động của Tú thể hiện sự lễ phép, hiếu khách phù hợp với HS còn hành động của Minh còn thiếu lịch sự, chưa lễ phép với người lớn tuổi, khách đến trường.

c) Việc làm của Tuyết là đúng vì bạn đã tận tình giúp đỡ khi được nhờ.

Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 27.

GV mở rộng : Không nên phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo.

Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (10’)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết và thực hiện những cử chỉ lịch sự, tế nhị khi giao tiếp với người lạ.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 27.

Bước 2 : HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng trường hợp :

- Tình huống a : Em nên nói với các bạn không nên thiếu thiện cảm với cô như vậy mà nên thông cảm, chia sẻ khó khăn của cô về giọng nói, hăng hái phát biểu để cô hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu câu nào không nghe rõ có thể hỏi lại cô.

- Tình huống b : Em nên khéo léo hướng dẫn em họ sử dụng đồ dùng trong gia đình minh. Tránh làm em họ cảm thấy tủi thân vì không biết cách sử dụng những đồ dụng có thể là đơn giản nhưng em chưa tiếp xúc bao giờ.

Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 5: Tổng kết bài (2’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

Tiết 9 :

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH LỚP 4 (Trang 40 -43 )

×