0
Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Bài 5: NÓI CHUYỆN VỚI THẦY CÔ GIÁO

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH LỚP 4 (Trang 34 -37 )

- Tên từng bài là gì?

Bài 5: NÓI CHUYỆN VỚI THẦY CÔ GIÁO

I. MỤC TIÊU :

1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ.

2. Họcsinh có kĩ năng :

- Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc.

- Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may. - Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc.

3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ trong sách HS.

- Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’). Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 5’).

* Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến việc kính trọng thầy cô, giáo (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp).

Các bài học liên quan :

-Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo (Đạo đức lớp 1)

Bước 2: GV giới thiệu về học, ghi tên bài “Nói chuyện với thầy cô giáo”.

Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’)

* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, đồng thời để thầy cô thêm hiểu và giúp mình mau tiến bộ. * Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS trang 18, 19.

GV kết luận nội dung theo các câu hỏi gợi ý sau : - Giang đã gặp ai ở bể bơi ? (SHS tr.19)

(Giang gặp thầy Quang - dạy thể dục ở bể bơi.) - Cuộc trò chuyện diễn ra như thế nào ? (SHS tr.19)

(Giang gặp thầy giáo ở bể bơi và được thầy hướng dẫn cách khởi động trước khi xuống nước.)

- Nhận xét thái độ của Giang khi trò chuyện với thầy giáo. (SHS tr.19) (Khi nói chuyện bạn có thái độ lễ phép, kính trọng, cởi mở với thầy.)

- Nhờ có cuộc trò chuyện giữa mình và thầy giáo, bạn Giang đã biết thêm những điều gì ? (Bạn đã biết thêm cách khởi động trước khi bơi, những điều lưu ý khi bơi và những kiểu bơi mới.)

Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 20.

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (6’)

* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những hành vi phù hợp khi trò chuyện, chia sẻ với thầy cô giáo.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 19.

Bước 2 : HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng tình huống :

- Tình huống 1 : Bạn hành động như vậy chưa phù hợp, cô và mẹ sẽ bị lời nói của bạn cắt ngang cuộc trao đổi.

- Tình huống 2 : Bạn Hoa làm như vậy thể hiện sự quan tâm, tình cảm quý mến của mình với thầy, cô.

GV mở rộng : Khi trò chuyện với thầy cô, chúng ta cần có thái độ và cử chỉ chân thành. Nên chúc mừng khi thầy cô vào những ngày lễ, Tết, hay đạt thành tích cao trong công việc. Chú ý nên chọn thời điểm thích hợp, không nói chen hay làm phiền khi thầy cô bận việc. Cần hỏi thăm, quan tâm khi biết thầy cô bị ốm hay gặp chuyện không may.

Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 20 .

Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS.

Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến (6’)

* Mục tiêu : Giúp HS tự nhận xét những hành vi giao tiếp mình đã thực hiện được khi giao tiếp với thầy cô giáo.

* Các bước tiến hành :

Bước 2 : HS trình bày kết quả.

GV kết luận theo từng trường hợp : a) … việc cần làm.

b) … việc cần làm. c) … việc cần làm. d) … việc cần làm. e) … việc cần làm.

(Lưu ý: Có thể có HS đã thực hiện được hành vi đúng, có HS chưa thực hiện được. GV nên động viên khuyến khích để HS tiếp tục làm tốt hơn, không khen chê hay so sánh các HS làm được nhiều và ít hành vi với nhau.)

Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS.

Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (6’)

* Mục tiêu : Giúp HS thực hành, áp dụng những điều vừa học về cách ứng xử thanh lịch, văn minh trong khi trò chuyện với thầy, cô giáo.

* Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 3, SHS trang 20

Bước 2 : HS trình bày kết quả.

GV gợi ý theo từng tình huống :

- Tình huống 1 : Em chạy lại chào cô giáo ; (Em đứng từ xa chào cô) ; (Em không chào).

- Tình huống 2 : Em sẽ xin lỗi thầy cô và hứa lần sau sẽ không vi phạm; (Em không nói gì cả).

Tình huống 3: Em cùng các bạn lại hỏi thăm cô (Em không nói gì cả, vẫn học bình thường) ; ...

Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS.

GV có thể đưa thêm tình huống : Cô giáo đang bước đi, tà áo dài bị gió thổi vướng vào cành cây, là HS em ứng xử như thế nào ?

(GV hướng dẫn HS có cách ứng xử đúng, tình cảm với cô giáo khi gặp tình huống như vậy hoặc tương tự như vậy.)

Hoạt động 6: Tổng kết bài (2’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên.

Tiết 7 :


Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH LỚP 4 (Trang 34 -37 )

×