KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường nuôi chủng nấm sò của trại nấm An Hải Đông (Trang 35 - 37)

Kết luận

Qua bài nghiên cứu này, em rút ra một số kết luận như sau:

1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm bào ngư.

2. Trong hai môi trường Czapek dox và PDA thì môi trường PDA gồm có các thành phần khoai tây, glucose và agar thì nấm Pleurotus sp phát triển ở mức tốt hơn so với môi trường Czapek dox gồm có agar, saccaroza, NaNO3, K2HPO4, MgSO4.7H2O, KCl thì nấm gần như không phát triển.

3. So sánh khả năng phát triển của nấm Pleurotus sp trên hai môi trường PDA và Czapek dox ở nhiệt độ trung bình 27,5oC và độ ẩm trung bình 84,5%.

4. Nấm Pleurotus sp phát triển trên môi trường Czapek dox sau 20 ngày nuôi cấy đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 67,5mm.

5. Nấm Pleurotus sp phát triển trên môi trường PDA sau 20 ngày nuôi cấy đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 85mm.

6. Tốc độ đi tơ trên môi trường PDA nhanh hơn môi trường Czapek dox vì trong môi trường, các chất dinh dưỡng ở dạng đơn chất dễ hấp thụ như acid amin, đường đơn(glucose) hơn nhiều so với môi trường Czapek dox.

7. Nấm bào ngư có những ưu điểm sau: thích ứng nhiệt rộng, tăng trưởng tạo quả thể lớn, dễ nuôi trồng, quả thể của nấm bảo quản được lâu và vận chuyển ít bị hư hại. Hơn nữa môi trường, kỹ thuật nuôi cấy đơn giản, vì vậy rất thích hợp cho việc nuôi trồng phổ biến rộng rãi trên nhiều địa phương trong nước ta.

8. Góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người dân, có thêm thu nhập xóa đói giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa ở nước ta.

Kiến nghị

1. Phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm tối ưu hóa các công đoạn trong quy trình nuôi trồng nấm bào ngư, cải thiện được các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sát để nấm phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất mà ít bị hư hỏng.

2. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về môi trường nuôi cấy để không chỉ có mỗi môi trường PDA là môi trường cho nấm phát triển tốt mà những môi trường khác nấm vẫn có thể phát triển.

3. Thử nghiệm nuôi trồng nấm sò không chỉ trên các môi trường quen thuộc như mùn cưa, bông phế thải mà còn trên các môi trường cơ chất phế phẩm nông nghiệp như bã mía, vỏ cà phê, cùi bắp, rơm rạ…

4. Tiếp tục nghiên cứu, chứng minh giá trị dinh dưỡng của nấm sò không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn có giá trị cao về mặt y dược.

6. Nghiên cứu chọn tạo các chủng nấm sò mới.

7. Nhà nước nên có nhiều chương trình đầu tư, phát triển, tạo điều kiện cho người dân nuôi trồng và phát triển nấm bào ngư trên nhiều cơ chất, nhiều môi trường khác nhau.

8. Các viện nghiên cứu, các trường học nên nghiên cứu lai tạo giống nấm cho giống nó đạt yêu cầu cao về chất lượng mà không có mầm bệnh, có khả năng kháng khuẩn mà không cần phải sử dụng một loại hóa chất nào.

9. Có thể mở thêm một phòng thí nghiệm nuôi cấy để sinh viên có thể thực hiện một các thực tế, có thê xây dựng một quy trình khép kín từ nhân giống, cấy giống, cho ra sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường nuôi chủng nấm sò của trại nấm An Hải Đông (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w