Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường nuôi chủng nấm sò của trại nấm An Hải Đông (Trang 30 - 33)

Bảng 3.1. Khả năng phát triển của các mẫu trên hai môi trường

Mẫu Khả năng phát triển Nhiệt độ trung bình Độ ẩm trung bình

Mẫu pha loãng -

27oC 85%

Mẫu hạt ++

Mẫu sợi tơ trắng + Ghi chú: - phát triển yếu

+ phát triển bình thường ++ phát triển tốt

Từ bảng 3.1 ta thấy: trong các mẫu nghiên cứu trên thì khả năng phát triển của từng loại là khác nhau trên cả hai môi trường PDA và Czapek dox. Ta nhận thấy:

Với mẫu pha loãng hầu như nó không phát triển trên môi trường Czapek dox. Còn với môi trường PDA, nó phát triển rất yếu, gần như là không phát triển. Sau 10 ngày nuôi cấy, đĩa thạch môi trường PDA mới bắt đầu có 1 chấm trắng nhỏ. Theo thời gian nuôi cấy, cỡ sau 20 ngày nấm cũng chỉ là các chấm nhỏ trắng và không phát triển thêm nữa. Cứ như vậy, nó không phát triển nữa và bắt đầu chết. Vì vậy, ta không nên pha loãng mẫu để nuôi cấy cho dù trong môi trường PDA nó cũng có phát triển nhưng rất yếu và gần như không phát triển.

Với mẫu hạt, chỉ sau 2 ngày nuôi cấy, nấm Pleurotus sp đã bắt đầu hình thành khuẩn lạc, kích thước khuẩn lạc tăng dần trong khoảng thời gian rất ngắn.

Với mẫu sợi tơ trắng, thì sau cỡ 3 ngày nuôi cấy, nấm mới bắt đầu hình thành khuẩn lạc, kích thước khuẩn lạc cũng tăng dần theo thời gian nhưng với tốc độ chậm hơn một tí so với mẫu hạt.

Chính vì vậy, mẫu hạt và mẫu sợi tơ trắng thích hợp cho việc nuôi cấy nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò này.

Bảng 3.2. Khả năng phát triển của mẫu hạt và mẫu sợi tơ trắng trên hai môi trường

PDA và Czapek dox.

Môi trường Khả năng phát triển Nhiệt độ trung bình Độ ẩm trung bình

Czapek dox - 27,5oC 84%

PDA +

Ghi chú: - phát triển yếu + phát triển tốt

Trên môi trường Czapek dox, nấm bào ngư phát triển yếu, gần như là không phát triển. Sau 5 ngày nuôi cấy, thì trên đĩa thạch khuẩn lạc phát triển rất ít. Theo thời gian nuôi cấy, sau 10 ngày nuôi cấy nấm phát triển không nhiều đến ngày 25 nấm có dấu hiệu già đi và chết. Như vậy môi trường Czapek dox là không thích hợp để nuôi cấy nấm bào ngư.

Trên môi trường PDA, chỉ sau 2 ngày nuôi cấy, nấm bào ngư đã bắt đầu hình thành khuẩn lạc, kích thước khuẩn lạc tăng dần theo thời gian, lúc này nấm chưa ăn sâu vào môi trường, mặt sau khuẩn lạc phẳng, có màu trắng. Sau 10 ngày nuôi cấy thì đường kính khuẩn lạc phát triển nhanh đến ngày thứ 25, khuẩn lạc phát triển mạnh ăn sâu vào bề mặt thạch và mọc kín đĩa petri, mặt sau khuẩn lạc môi trường có sắc tố màu vàng trắng ngà.

Bảng 3.3. Sự phát triển của khuẩn lạc nấm bào ngư nuôi cấy trên hai môi trường PDA và Czapek dox

Môi trường Đường kính KL nấm(mm) qua các ngày nuôi cấy Nhiệt độ trung bình Độ ẩm trung bình

2 10 14 20

Czapek dox 10,5 34 63 67,5 27,5oC 84,5%

PDA 13 55 72,5 85

Từ bảng 3.3, trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 27,5oC và độ ẩm trung bình là 84,5% thì nấm sò phát triển như sau:

Trên môi trường Czapek dox:

+Sau 2 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 10,5mm +Sau 10 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 34mm +Sau 14 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 63mm +Sau 20 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 67,5mm +Từ thứ 25 trở đi, khuẩn lạc nấm không phát triển nữa, mau chóng già đi và chết.

Trên môi trường PDA, nấm sò phát triển nhanh hơn hẳn so với môi trường Czapek dox. Khuẩn lạc nấm phát triển mạnh trong 25 ngày đầu tiên. Cứ sau 5 ngày nuôi cấy đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm ở môi trường PDA tăng lên trung bình từ 10-15mm so với môi trường Czapek dox, cụ thể:

+Sau 2 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 13mm +Sau 10 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 55mm +Sau 14 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 72,5mm +Sau 20 ngày nuôi cấy, đường kính trung bình của khuẩn lạc nấm đạt 85mm

+Từ ngày 25 trở đi thì khuẩn lạc nấm phát triển chậm dần.

Từng bảng 3.1, bảng 3.2, qua các số liệu cụ thể thì môi trường PDA là môi trường thích hợp nhất cho nấm sò phát triển, vừa đỡ tốn nguyên liệu thành phần môi trường, vừa mang lại hiệu quả phát triển mạnh nhất của nấm sò.

Hình 3.37. Sự phát triển của nấm bào ngư trên hai môi trường Czapek dox và PDA.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường nuôi chủng nấm sò của trại nấm An Hải Đông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w