Sự phối hợp tương tác của cơ quan báo chí với bạn đọc

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng việc thực hiện xử lí thông tin phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí (Trang 29 - 33)

Trong quá trình thực hiện chiến dịch, cũng nhờ nghiên cứu kĩ ý kiến độc giả mà toà soạn đã tổ chức thêm một số hoạt động không có trong kế hoạch như thành lập quý xây dựng Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, đi tìm người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu. Những người làm báo tuổi trẻ gọi đó là “làm theo “đơn đặt hàng” của bạn đọc”. Chính nhờ nghiên cứu kí phản hồi và lắng nghe đề xuất của độc giả mà Tuổi trẻ đã xây dựng được một chiến dịch truyền thông với nhiều hoạt động thu hút đông đảo độc giả quan tâm.

Để đảm bảo chiến dịch truyền thông diễn ra đúng tiến độ và hiệu quả, BBT cần phải có sự giám sát, đánh giá cẩn thận và động viên kịp thời. Tuy Tuổi trẻ luôn đề cao tính độc lập và tự giác của PV nhưng khi tham gia một chiến dịch chung vẫn cần có sự giám sát đấy đủ. Mỗi nhóm PV, BTV chuyên trách một hoạt động đều chịu sự quản lí trực tiếp của trưởng nhóm và BBT giám sát hoạt động của nhóm đó chủ yếu thông qua người trưởng nhóm. Đối với phóng viên đi xa như PV Uyên Ly, toà soạn cũng giám sát thông qua những báo cáo hằng ngày của chị gửi về. Tuy nhiên, BB T cho rằng, cách giám sát và đánh giá hiệu quả công việc tốt nhất chính là bằng sản phẩm. Phóng viên có làm việc tích cực, trách nhiệm thì mới có được những sản phẩm tốt, hoạt động hiệu quả, thu hút được đông đảo bạn đọc.

Cùng với sự giám sát BBT còn chú ý đánh giá hiệu quả của từng hoạt động trong chiến dịch thông qua các chỉ số. Đối với diễn đàn Tuổi 20 của chúng ta đó là số người tham gia, thành phần tham gia, nội dung tham gia. Còn với “Quỹ xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm” thì hiệu quả được đánh

giá chủ yếu trên số tiền bạn đọc ủng hộ. Số người tham dự trực tiếp và nhắn tin, gọi điện về số máy của toà soạn là chỉ số để đánh giá mức độ thành công của đêm hội “Ngọn lửa tuổi trẻ”. Dựa vào những đánh giá đó, Tuổi trẻ biết được các hoạt động đề ra có hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu hay không.

BBT cũng có hình thức động viên, khen thưởng thích hợp. Biết PV Uyên Ly bên Mỹ chịu đựng áp lực và cường độ công việc rất cao, BBT thường xuyên gọi điện, gửi tin nhắn động viên chị. Sự quan tâm kịp thời của toà soạn cũng là một trong những động lực để PV Uyên Ly hoàn thành nhiệm vụ của mình trên đất khách.

Hàng tuần, báo đều có thông tin toà soạn đánh giá những bài viết tốt, chưa tốt trong tuần và có cộng điểm thưởng vào nhuận bút cho các bài viết chất lượng cao. Nhiều bài viết của các PV, BTV trong chiến dịch này đều được điểm thưởng. PV Uyên Ly từ mỹ về cũng đã được khen thưởng vì chuyến hành trình rất có ý nghĩa của chị. Kết thúc toàn bộ chiến dịch truyền thông này, tất cả ekip phóng viên, BTV thực hiện đều được toà soạn thưởng với nhiều mức khác nhau.

Bên cạnh đó, đội ngũ thực hiện chiến dịch và báo còn nhận được nhiều bằng khen và phần thưởng của các tổ chức đoàn thể, bộ Văn hoá- Thông tin và đặc biệt là giải A, giải thưởng báo chí toàn quốc năm 2005

Sau khi chiến dịch truyền thông kết thúc, Tuổi trẻ vẫn tiếp tục duy trì một số bài viết và hoạt động của chiến dịch. Tuổi trẻ vẫn tiếp tục đăng tải tin, bài về các hoạt động của Thanh niên học tập theo gương anh Thạc, chị Trâm, đặc biệt là phong trào tiếp lửa truyền thống- mãi mãi tuổi 20 ở các trường học, đơn vị, tổ chức đoàn hội trên cả nước. Bên cạnh đó, tin tức về việc dịch hai nhật kí sang các ngôn ngữ khác và phát hành ở nhiều nơi trên thế giới, chuyển thể hai cuốn nhật kí thành kịch, phim cũng được cập nhật thường xuyên.

Hoạt động được duy trì “dài hơi” nhất là vận động gây quý, xây dựng bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, tính đến giữa tháng 10- 2005 tổng số tiền độc giả TT quyên góp là hơn 3 tỷ đồng. Đến tháng 3-2006 (khi bệnh xá khởi công), con số này đã lên tới 4,1 tỷ đồng.

Sự duy trì các hoạt động và tin tức về sự kiện “hậu chiến dịch” đã tăng hiệu quả cho chiến dịch truyền thông này.

TỔNG KẾT

Tổ chức thực hiện thành công chiến dịch truyền thông cho sự kiện không chỉ tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu của công chúng mà còn giúp nâng cao chất lượng và uy tín cho cơ quan truyền thông. Vì vậy mà ngày càng nhiều cơ quan báo chí huy động nhân lực, vật lực tổ chức các chiến dịch truyền thông từ nhỏ đến lớn nhắm thu hút sự quan tâm của công chúng và tạo ảnh hưởng, uy tín.

Nghiên cứu, khảo sát chiến dịch truyền thông sự kiện: “Mãi mãi tuổi 20- Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” có thể thấy những người làm báo Tuổi trẻ đã có bước đi thích hợp để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch. Tuổi trẻ đã lập một kế hoạch truyền thông cụ thể với đầy đủ các bước từ chuẩn bị (Phân tích thực trạng, xác định đối tượng, mục tiêu và các hoạt động cụ thể để thực hiện mục tiêu. Bắt tay vào thực hiện thì phân chia cụ thể cho các PV, BTV tuỳ theo khả năng của từng người. Các hoạt động trong chiến dịch được liên kết với nhau. Những phản hồi của độc giả được nghiên cứu kỹ và cũng là gợi ý cho toà soạn để triển khai những hoạt động không nằm trong kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện chiến dịch, toà soạn có sự giám sát đánh giá và động viên kịp thời.

Như vậy, có thể thấy rằng ngoài các kĩ năng được chú trọng trong các toà soạn báo: Phát triển ý tưởng và lập kế hoạch tổ chức sự kiện, huy động nguồn lực cho tổ chức sự kiện và quảng bá thương hiệu trong tổ chức sự kiện. Thì cần chú trọng hơn đến những kĩ năng khác như: Giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm, kỹ năng họp báo và truyền thông đến công chúng, kỹ năng phòng ngừa và xử lý khủng hoảng. Điều đó sẽ góp phần làm cho việc tổ chức sự kiện đạt được thành công và càng nâng cao uy tín cho cơ quan tổ chức.

Sinh viên thực hiện Họ và tên: Nguyễn Như Quỳnh

Lớp: Báo In K31A1 Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền Email: pvquynhnguyen@gmail.com Số điện thoại: 0987801593.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng việc thực hiện xử lí thông tin phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w