Bạn đọc ngóng chờ phóng viên sang Mỹ cùng gia đình Thuỳ Trâm và đi tìm thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng việc thực hiện xử lí thông tin phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí (Trang 26 - 29)

Trâm và đi tìm thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu

Sau khi các trích đoạn của Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và những bức thư của anh em Frederic được đăng trên mục “Hồ sơ” (trang8-9), báo Tuổi trẻ

đã nhận được rất nhiều thư của bạn đọc hỏi về số phận của thượng sỹ Nguyễn Trung Hiếu – người đã ngăn cản Fred đốt nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm . Một độc giả dấu tên ở Quảng Ngãi đã cung cấp cho Tuổi trẻ số điện thoại và địa chỉ liên lạc của ông Hiếu tại Mỹ. Toàn soạn lập tức giao trách nhiệm cho PV Uyên Ly liên lạc với ông Hiếu. Mọi việc phải tiến hành bí mật vì “sợ lộ đề tài”.

Từ đó, suốt một tháng trời, đêm nào PV uyên Ly cũng ở lại toà soạn để gọi điện cho ông Nguyễn Trung Hiếu. Ban đầu ông rất dè dặt, chỉ nói chuyện đôi ba phút. Những lần sau đó câu chuyện cứ ngày càng dài hơn, thân mật hơn. Những câu chuyện về cuộc sống, về gia đình khiến họ xích lại gần nhau và dần trở thành bạn. Chính vì đã khá thân thiêt với ông Nguyễn Trung Hiếu nên khi biết tin gia đình chị Đặng Thuỳ Trâm chuaanr bị sang Mỹ theo lời mời của Trung tâm Việt Nam ở Texas để trực tiếp chạm tay vào cuốn nhật ký của chị Trâm, PV Uyên ly đã gọi điện xin chỉ đạo của ban biên tập. Chị khẳng định rằng nếu được cùng đi với gia đình chị Trâm sang Mỹ, chị sẽ tìm gặp được ông Hiếu. Ngay lập tức, tổng biên tập Lê Hoàng ký giấy đồng ý phân công PV Uyên Ly đi Mỹ. Mọi thủ tục được làm khẩn trương trong đúng một tuần lễ .

Khi sang Mỹ, PV Uyên Ly vừa tác nghiệp, vừa làm phiên dịch cho gia đình chị Thuỳ Trâm. Vì thế, mọi hoạt động của gia đình trê đất Mỹ, chị đều được tham gia trọn vẹn.

Bài tường thuật của PV Uyên Ly về buổi họp báo tại Trung tâm Việt Nam ở Texas khi bà Doãn Ngọc Trâm (mẹ chị Thuỳ Trâm) chạm tay vào kỷ vật thiêng liêng của con gái đã gây xúc động cho nhiều bạn đọc. “ Nhận ra nét chữ thân thương, người mẹ sụp xuống trong nỗi xúc động lan toả khắp phòng. Ôm lấy nhật ký của con trong hai bàn tay, áp mặt vào những trang giấy, rồi ôm nó vào tim, bà khóc trong vòng tay run rẩy của các con Phương Trâm,

Hiền Trâm và Kim Trâm.” (7-10-2005, tr15). PV Uyên Ly còn phỏng vấn các lãnh đạo của Trung tâm Việt Nam để thông tin cho ban đọc về quá trình bảo quản Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và sự quan tâm của người dân Mỹ đến sự kiện này. Đặc biệt xúc động là bài viết về cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ Việt – Mỹ, những người mẹ đã từng có con chiến đấu ở hai chiến tuyến. Qua ngòi bút của mình, PV Uyên Ly đã khiến cho độc giả cảm nhận được tinh thần hoà bình, hoà hợp, “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” giữa hai gia đình ấy.

Mục đích chính trong chuyến sang Mỹ của PV Uyên Ly là gặp trực tiếp được người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu để thông tin cho bạn đọc về số phận và cuộc sống hiện tại của ông. Bất chấp lời cảnh báo của ông Hiếu về sự nguy hiểm có thể gặp nếu tìm đến nhà ông, PV Uyên Ly vẫn đến thăm gia đình ông Hiếu tai California để viết nốt “đoạn kết đẹp” cho “câu chuyện cổ tích 35 năm”.

Cần lưu ý rằng, hành trình đi tìm người phiên dịch Nguyễn Trung Hiếu đã bắt đầu trước đó một tháng, từ khi PV Uyên Ly gọi cú điện thoại đầu tiên cho ông Hiếu. Để tìm được ông Hiếu, Tuổi trẻ đã tốn khá nhiều công sức và phairchi một khoản tài chính không nhỏ (phí diện thoại, đưa PV Uyên Ly sang Mỹ 10 ngày). Một số người cho rằng quá tốn kém vì có thể liên lạc qua email và điện thoại cũng đủ. Nhưng phải biết được những tâm sự chứa chất trong lòng ông Hiếu thì mới hiểu rằng, điện thoại và email vẫn chưa đủ để ông trải lòng và tâm sự với độc giả.

Tuy nhiên, ý nghĩa của hoạt động này thì không thể đo đếm được. Có tới 76.1% độc giả được hỏi cho rằng hoạt động này “tuy tốn kém nhưng cần thiết”. Không chỉ thoả mãn thông tin cho bạn đọc về ông Nguyễn Trung Hiếu mà hơn hết, nó thể hiện tinh thần hoà hợp- hoà giải- “khep lại quá khứ,hướng đến tương lai”, thể hiện góc nhìn nhân văn Việt Nam khi mở rộng vòng tay đón người con từng lầm lỡ trong quá khứ. Những cuộc gặp gỡ giữa những

người bạn Việt – Mỹ trong nỗi xúc động khôn tả cũng là một biểu hiện sinh động cho tinh thần nhân văn của người Việt. Qua chuyến đi Mỹ nà, PV Uyên Ly đã thực sự dẫn dắt bạn đọc bước qua “cây cầu bắc qua dòng sông cay đắng” (trích lời Fred).

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng việc thực hiện xử lí thông tin phản hồi bạn đọc tại một cơ quan báo chí (Trang 26 - 29)