Chuyển đổi từ mô hình thực thể kinh điển sang mô hình

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý lương trong công ty cổ phần dược phẩm AT-IG (Trang 46 - 50)

a) Các quy tắc chuyển đổi từ mô hình thực thể kinh điển sang mô hình thực thể hạn chế áp dụng trong bài toán (chi tiết từng bước chuyển)

Trước hết, áp dụng qui tắc 5 đối với những kiểu thực thể có liên kết 1 – 1 với nhau ta trộn các kiểu thực thể đó với nhau được thực thể mới và xác định kiểu thuộc tính khoá, thuộc tính kết nối cho kiểu thực thể này. Trong mô hình ER kinh điển, ta trộn các kiểu thực thể NHÂN VIÊN, LƯƠNG NHÂN VIÊN, CHẤM CÔNG, PHIẾU LƯƠNG, PHIẾU TẠM ỨNG với nhau thành kiểu thực thể LƯƠNG NHÂN VIÊN có Mã nhân viên làm khoá.

Trộn các kiểu thực thể CHỨC DANH và HỆ SỐ LƯƠNG với nhau ta được kiểu thực thể HỆ SỐ LƯƠNG, trong đó lấy Mã chức danh làm khoá.

Trộn các kiểu thực thể ĐƠN VỊ, TỔNG HỢP LƯƠNG, TỔNG HỢP NGÀY CÔNG lại với nhau ta được kiểu thực thể TỔNG HỢP LƯƠNG, trong đó Mã đơn vị là khoá.

Đồng thời ta xác định được trong LƯƠNG NHÂN VIÊN lúc này có 2 kiểu thuộc tính khoá ngoại đó là Mã chức danh và Mã đơn vị. Trong CÔNG TÁC ta xác định được Mã nhân viên là kiểu thuộc tính khoá ngoại.

Sau khi trộn, ta xác định lại mối liên kết giữa các kiểu thực thể mới căn cứ vào các mối liên kết cũ. Kết quả là giữa các kiểu thực thể mới này chỉ còn tồn tại một kiểu liên kết 1 – n. Như vậy, mô hình thực thể liên kết thu được lúc này chính là ER hạn chế.

Các kiểu thực thể sau khi trộn và xác định kiểu thuộc tính khoá, kiểu thuộc tính kết nối:

1) Hình chữ nhật ngăn làm 2 phần biểu diễn kiểu thực thể. Phần trên ghi tên kiểu thực thể, phần dưới liệt kê các kiểu thuộc tính của kiểu thực thể đó. Các kiểu thuộc tính khoá được in thẳng, gạch chân ở dưới. Các kiểu thuộc tính kết nối được in nghiêng, gạch chân. Ví dụ:

2) Các liên kết:

Liên kết 1-n:

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý lương trong công ty cổ phần dược phẩm AT-IG (Trang 46 - 50)