KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 2020 (Trang 40 - 44)

1. Kiến nghị

- Đối với Đảng và với Nhà nước:

Chỉ đạo các Bộ và cơ quan ngang Bộ xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực tiễn công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bô sung Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, trong đó cần bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng thanh tra chuyên ngành Công an nhân dân, của Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy, chữa cháy.

- Đối với các cơ quan chức năng:

+ Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý; xây dựng các quy chuẩn, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy có tính thống nhất không chồng chéo.

+ Tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.

+ Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

+ Khoản 2 điều 73 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ nếu hành vi xảy ra trước ngày Nghị định số 167/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ có hiệu lực kéo dài đến nay đang vi phạm hoặc cố tình trốn tránh cho đến nay mới bị phát hiện khi xử lý có khiêu nại thì áp dụng Nghị định trước đây để xử lý hay xử lý ngay vào hành vi xử phạt được quy định trong các điều của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

+ Đề nghị Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an thường xuyên cung cấp trao đổi các thông tin về công tác quản lý, theo dõi thi

hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hải Phòng có điều kiện thực hiện tốt hơn và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy để lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hải Phòng có dịp được nâng cao kiến thức pháp luật cũng như kinh nghiệm áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Kết luận

Trong những năm gần đây, tình hình cháy xảy ra trong toàn quốc nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng diễn biến rất phức tạp và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Nhà nước, tập thể và của nhân dân, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước, làm suy thoái môi trường, gây mất an ninh, trật tự. Vì vậy công tác phòng ngừa không để cháy xảy ra và điều tra xử lý các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa chính trị, kinh tế, pháp luật và xã hội sâu sắc. Trong đó công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Bởi vì, thông qua công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phát hiện, đình chỉ ngay lập tức các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, các hành vi gây nguy hiểm về cháy nổ từ đó có biện pháp xử lý nghiêm minh theo pháp luật, góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn không để cháy xảy ra, và nâng cao ý thức người dân trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

Do đó tôi đã chọn đề án “Nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng” làm đề án để nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hải Phòng

trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.

Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, tổng kết lý luận về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn, đề tài đã hệ thống lại lý luận cơ bản về công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy theo chức năng của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, với những nội dung cơ bản như cơ sở pháp lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật và sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trên cơ sở khảo sát thực tiễn kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, thông qua các báo cáo tổng kết, sơ kết, hồ sơ xử lý vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy cụ thể, qua trao đổi, phỏng vấn cán bộ trực tiếp tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đề tài phân tích tình hình cháy, thực trạng tổ chức lực lượng, thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy thành phố Hải Phòng. Những giải pháp đó bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu, nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng lực lượng, tổ chức hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy. Những giải pháp đó bắt nguồn lôgíc từ kết quả nghiên cứu, nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy./.

CÁC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

a, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác an ninh, trật tự, trong tình hình mới.

b, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 03/3/2015 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

c, Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy;

d, Các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

đ, Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

e, Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

f, Nghị định số 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ quy định về an toàn điện.

g, Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

h, Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính.

i, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

j, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

k, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

l, Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịnh thu theo thủ tục hành chính.

m, Thông tư liên tịch số 41/2007/TTL-BTC-BCA ngày 24/4/2007 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

n, Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật của Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

p, Báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính năm 2103, 2104, 9 tháng 2105 của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 2020 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w