CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Công tác chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam (Trang 33 - 35)

II MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚ

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1/ Kết luận:

Điều dưỡng có nhiệm vụ rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe không chỉ về mặt thể chất mà còn về tinh thân cho bệnh nhân. Nghề điều dưỡng là một nghề cao quý trong xã hội, đáng được trân trọng và tổ chức y tế thế giới cũng xem sự phát triển của ngành điều dưỡng là một chiến lược quan trọng để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ y tế, cũng như đảm bảo công bằng xã hội trong y tế.

Chăm sóc bệnh nhân hiện nay hướng đến chăm sóc toàn diện không chỉ về các nhu cầu khám chữa bệnh mà còn nhu cầu cơ bản của một con người như: ăn, mặc, ở, vệ sinh cá nhân, hiểu biết về chăm sóc và phòng bệnh. Do đó các nhu cầu này ngày càng trở nên thiết yếu đối với mỗi bệnh nhân.

Người điều dưỡng vừa có chức năng chủ động trong mọi tình huống trong khả năng của họ, vừa phải phối hợp với thầy thuốc trong thực hiện các y lệnh. Điều dưỡng vừa là người chăm sóc, truyền đạt thông tin, vừa là người tư vấn, tham vấn, giải thích cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc cũng như các chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Hiện nay xã hội đang con cái nhìn công bằng hơn cho điều dưỡng. Những cải tiến về đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề ngày càng phổ biến ở các bệnh viện lâm sàng. Ngoài ra, người điều dưỡng còn được hưởng nhiều chính sách hơn về lương bổng, quyền lợi kèm với nghĩa vụ của họ. Sự thành lập hội điều dưỡng Việt Nam là bước tiến quan trọng của ngành điều dưỡng, đặt ra một cột mốc phát triển của ngành điều dưỡng tại Việt Nam

Bên cạnh đó, ngành điều dưỡng còn không ít những hạn chế. Đó là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, không được đào tạo chuyên sâu, tỷ lệ điều dưỡng trong dân số còn thấp so với khu vực và thế giới. Mối quan hệ giữa điều dưỡng và bệnh nhân đôi khi căng thẳng, một số được đưa lên các phương tiện truyền thông

4.2/ Kiến nghị:

- Tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của người điều dưỡng. Phải chuẩn hóa kiến thức cho điều dưỡng, sau đó là mở các lớp đào tạo liên tục, cập nhật kiến

- Có chính sách từng bước nâng cấp các trường trung cấp lên cao đẳng, nhờ đó nâng mặt bằng chung về trình độ người điều dưỡng lên.

- Tăng cường các nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những nghiên cứu mang tính ứng dụng cao trong lĩnh vực điều dưỡng. Áp dụng các sáng kiến, quy trình, kỹ thuật vào thực hành chăm sóc bệnh nhân

- Cử các điều dưỡng có kinh nghiệm, năng lực đào tạo ở nước ngoài, để họ sẽ là nguồn lực to lớn cho việc xây dựng đội ngũ điều dưỡng chất lượng tại nước nhà

- Phân bố hợp lý nguồn nhân lực hiện nay, nhất là những nơi vùng sâu vùng xa, ít được tiếp cận với chăm sóc điều trị.

- Có thể dựa theo công thức tính nguồn nhân lực dựa trên số giờ chăm sóc bệnh nhân theo khuyến cáo của một số nước [14]

M: Số nhân lực cần có

A: Số giờ chăm sóc trung bình / người bệnh / ngày B: Số NB điều trị nội trú trung bình / ngày

C: Tổng số giờ chăm sóc người bệnh / năm

D: Số ngày nghỉ trung bình của một nhân viên/ năm E: Tổng số giờ làm việc của một nhân viên/ năm

- Thường xuyên bồi dưỡng cho điều dưỡng các quy tắc ứng xử, cách xử lý sự cố không may xảy ra trong quá trình điều trị bệnh nhân. Tạo được niềm tin nơi người bệnh, từ đó giúp họ thoải mái hơn trong giao tiếp với nhân viên y tế và có được sự tuân thủ điều trị tốt hơn

Một phần của tài liệu Công tác chăm sóc điều dưỡng tại Việt Nam (Trang 33 - 35)