CON SỢ NGÀY GIÓ CUỐN CHA Đ

Một phần của tài liệu Đề đọc hiểu ngữ văn (Trang 41 - 45)

3. CÂU CHUYỆN MẶT TRĂNG VÀ MẶT TRỜ

CON SỢ NGÀY GIÓ CUỐN CHA Đ

" Người cha nào cũng dạy con trai Đừng khóc nhé, vì mình là nam tử

Con đã không khóc cho những điều vô nghĩa Nhưng nước mắt này, xin đành gửi về cha. Con lớn lên rồi, gót mòn vạn nẻo xa Mới nhận ra mái nhà chẳng ấm áp Nếu một ngày ngọn đèn cha nguội lạnh Bếp than hồng tay mẹ chẳng còn nhen. Con sẽ về đâu dưới bóng tối nhà mình ( Dù tuổi Ba mươi đã qua nhiều miền tối ) Nếu một ngày không còn cha ngóng đợi Không ánh nhìn lưu luyến tiễn con đi... "

Lương Đình Khoa

Đoạn thơ với đoạn văn em gửi thầy là phần em thích nhất trong quyển thơ - tản văn " Về nhà đi " của tác giả Lương Đình Khoa. Vì em nghĩ nhà là nơi để về trong suốt cả một đời người chúng ta; dù buồn hay vui, hạnh phúc hay đau khổ, thành hay bại, già hay trẻ thì tiếng gọi từ thương yêu và bao dung chỉ với ba từ đơn giản mà luôn thường trực và nhức nhối : " Về nhà đi "

Bài dự thi của bạn Nguyễn Phi Dũng, em đến từ Phú Yên.

1. THẲNG THẮN THỪA NHẬN SAI LẦM CỦA MÌNH!

Cách nhà tôi khoảng vài phút đi bộ là khu rừng nguyên sinh mà người ta quen gọi là Công viên Rừng. Ở đấy có các bụi mâm xôi hoa nở trắng xóa vào mùa xuân, là nơi những chú sóc dễ thương làm tổ và nuôi con. Tôi thường đến đấy cùng với Rex, một chú chó nhỏ bulldog giống

42

Boston của tôi. Vì công viên vắng người nên tôi ko xích cổ và khớp mõm Rex mà để nó được thoải mái.

Một hôm chúng tôi gặp một viên cảnh sát đi ngựa trong công viên. Ông xẵng giọng với tôi: "Này, sao ông lại để cho đi trong công viên mà không xích cổ và khớp mõm nó? Ông không biết thế là vi phạm sao?. "Vâng! Tôi biết", tôi đáp nhẹ nhàng, "nhưng tôi nghĩ nó không thể gây phương hại gì cho ai ở đây". "Ông nghĩ! Hừ, pháp luật không cần biết điều ông nghĩ. Con chó này có thể giết chết một con sóc hay cắn một đứa bé. Lần này tôi cho qua, nhưng nếu tôi bắt gặp nó như vậy lần nữa thì ông sẽ giải trả lời điều đó trước tòa." Tôi nhẹ nhàng hứa sẽ tuân thủ đúng quy định.

Thực tế tôi đã chấp hành được vài tuần lễ. Rex không thích cái bịt mõm và tôi cũng không muốn nó như thế. Thế là chúng tôi bỏ nó ra. Mọi việc yên ổn trong một thời gian, nhưng quả là đi đêm có ngày gặp ma. Buổi chiều nọ, khi Rex và tôi đi thong dong trên một ngọn đồi, bỗng từ sau bụi cây ngay phía trước chúng tôi hiện ra người đại diện pháp luật hôm nọ chễm chệ ngồi trên lưng ngựa. Tôi biết mình có lỗi. Cho nên không đợi viên cảnh sát lên tiếng, tôi nói:

- Thưa ông sĩ quan, chúng tôi đã sai. Tôi có lỗi. Tôi không nói quanh co, không bào chữa. Cách đây vài tuần, ông đã có cảnh cáo rằng nếu như tôi mang con chó này đến đây lần bữa mà không bịt mõm thì ông sẽ phạt tôi.

- Đúng thế! - Viên cảnh sát dịu giọng. - Tuy nhiên tôi cũng hiểu , ai lại không muốn cho chú chó cưng thoải mái một chút ở công viên vắng vẻ này.

- Vâng, ai cũng muốn, nhưng điều đó trái pháp luật. - Tôi đáp - Một con chó như thế này thì gây hại cho ai. - Viên cảnh sát nói. - Không gây hại nhưng nó có thể giết những con sóc.- Tôi nói. -Được rồi, tôi nghĩ ông quá nghiêm túc đấy. - Anh ta bảo tôi. - Tôi sẽ bày cách cho ông. Ông cứ để nó chạy lên đồi và xem như tôi không nhìn thấy nó. chúng ta quên chuyện này đi. Thay vì cãi nhau với viên cảnh sát, tôi nhanh chóng chấp nhận, công khai và nhiệt tình, rằng ông ấy hoàn toàn đúng, còn tôi hoàn toàn sai.

43

Câu chuyện chấm dứt ở chỗ thật thú vị là tôi theo quan điểm của ông ấy và ông ấy lại theo quan điểm của tôi. Trong khi chỉ cách đây mới vài tuần, chính con người này đã định sử dụng pháp luật với tôi.

Tự phê phán mình chẳng phải là dễ dàng ho nhiều so với việc nghe phê phán từ miệng người khác sao?

Nếu chúng ta chịu nhìn nhận những điều sai trái của mình trước khi người khác có dịp nói ra, chúng ta sẽ có 99% cơ hội được đối xử bằng thái độ hào hiệp, tha thứ và những lỗi lầm sẽ được giảm bớt.

2. KHÔNG TRÁNH CÃI!

Tôi còn nhớ một bài học vô cùng quý giá đã học được trong một buổi tiệc ở Luân Đôn. Đó là tiệc mừng ông Ross Smith, một phi công xuất sắc trong Thế chiến thứ nhất, được nhà vua Anh quốc phong tước Hiệp sĩ, được chính phủ Úc tặng một phần thưởng lớn và được cả nước Mỹ kính trọng.

Lần đó, người ngồi bên cạnh tôi kể một câu chuyện hài hước chứng minh cho câu trích dẫn thế này: "Có một vị thần sắp đặt số mệnh chúng ta, Ngài muốn sao thì ta phải chịu vậy". Ông ấy cho rằng câu đó có trong Kinh Thánh. Tôi biết rõ là ông ấy đã nhầm. Và, để tỏ ra mình quan trọng và muốn khoe khoang kiến thức, tôi nói rằng ông ấy đã sai. Ông ấy nói: "Anh bảo sao? Shakespeare ư? Không thể nào! Phi lý! Câu trích dẫn này là ở Kinh Thánh. Tôi chắc chắn như thế!" Ngồi bên trái tôi là người bạn cũ Frank Gammond, anh là một chuyên gia nghiên cứu về Shakespeare. Thế là chúng tôi đồng ý giao vấn đề này cho Gammond làm "trọng tài". Gammond lắng nghe, đá vào chân tôi dưới gầm bàn mà nói: "Dale, anh sai rồi. Ông ấy nói đúng. Câu ấy ở Kinh Thánh" Đêm ấy, trên đường về, tôi bực tức hỏi Gammond: "Frank, cậu biết câu trích dẫn này là của Shakespeare cơ mà?

"Đúng thế, dĩ nhiên là thế! Trong "Hamlet" hồi năm, cảnh hai. Nhưng này anh bạn! Chúng ta là khách trong một buổi tiệc. Tại sao phải chứng minh ông ấy sai? Điều đó có khiến ông ấy quý mến cậu không? Sao không để cho người ấy giữ thể diện. Ông ấy không hỏi ý kiến của cậu. Vậy cậu tranh cãi với ông ấy làm gì? Điều đó chẳng có lợi gì cho cậu cả."

44

Không những tôi đã khiến cho người kể chuyện khó chịu mà còn đẩy anh bạn của tôi vào một tình huống khó xử. "Đừng cố tranh cãi chỉ để giành phần thắng". Người bạn dạy cho tôi câu này giờ đã qua đời, nhưng lời khuyên đó vẫn còn giúp tôi cho đến tận bây giờ.

Đây là một bài học hết sức giá trị bởi vì tôi là một tay cãi lý cố chấp bất trị. Khi còn nhỏ, tôi thường cãi lý với anh tôi, về mọi chuyện trên trời dưới biển. Khi đến trường trung học, được học logic và cách lý luận, tôi lại tham gia mọi cuộc tranh luận. Sau đó, tôi học về cách tranh luận và cách lập luận ở New York nên lại càng thích tranh luận hơn. Bây giờ tôi thấy thật xấu hổ vì đã có lần định viết một quyển sách về tranh luận nữa. Từ đêm đó trở đi, tôi đã lắng nghe, chú ý quan sát kết quả của hàng ngàn cuộc tranh luận. Cuối cùng tôi đã đi đến kết luận rằng trên đời này chỉ có một cách giải quyết tranh cãi tốt nhất, đó là tránh để xảy ra tranh cãi đôi co. Phải tránh nó như tránh rắn độc hại hay tránh động đất và núi lửa vậy.

Bài dự thi của bạn Su Ngố

Ta có bi quan không? của tác giả Khải Đơn.

"Tuổi trẻ - quãng thời gian thanh xuân trân quý nhất trong cuộc đời mỗi con người. Giữa những năm tháng đầy nhiệt huyết ấy, ai trong chúng ta cũng đều từng mơ mộng rồi lại vỡ mộng, đã yêu thương và cũng từng bị tổn thương.

Nhưng xin hãy đừng vội trách cuộc đời phũ phàng, cũng đừng trách năm tháng tàn nhẫn, bởi có biết bao người đã mạnh mẽ đứng lên từ chính những đổ vỡ, thương tổn ngày xưa đó. Nếu ta biết dũng cảm, biết vượt qua những nỗi bi quan, lo lắng đeo đuổi, ta sẽ lại thêm yêu cuộc sống này, thêm trân trọng những bất trắc không tránh khỏi đã giúp ta tìm lại được chính mình.

Cảm ơn những năm tháng thanh xuân vội vã ấy đã dạy ta biết đau, biết trưởng thành và biết mạnh mẽ viết tiếp những giấc mơ..."

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề đọc hiểu ngữ văn (Trang 41 - 45)