KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng , phát triển của một số giống ngô lai tại vườn . (Trang 35 - 39)

4.1. Đặc điểm khí hậu trong thời gian thí nghiệm

Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sinh trưởng và

phát triển của cây ngô chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu thời tiết tại thị Xã Đồng Xoài – Tỉnh Bình Phước trong vụ Hè –Thu thể hiện qua bảng sau:

Tháng Nhiệt độ lượng mưa Ẩm độ Số giờ nắng trung bình không khí trung bình ( oC) (mm) (%) (giờ) 3 28,5 38,7 68 259 4 27,9 352,5 77 266 5 28,1 162,9 79 249 6 27,4 310,0 81 179 7 26,7 659,3 86 208 8 27,4 257,3 84 224 9 26,0 529,9 89 116 Trung bình Tổng

( Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tưởng Thủy văn tỉnh bình Phước, 2013)

Đặc điểm thời tiết khí hậu là một trong những yếu tố giúp cho sự sinh trưởng và phát triển là quá trình tăng nhanh về lượng và tích lũy về chất khô, tăng về chiều cao cây, diện tích lá, hình thành cờ và bắp. Mỗi giai đoạn yêu cầu các điều kiện sống khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, giái đoạn trước có hoàn thành tốt thì giai đoạn sau mới được phát triển thuận lợi, cây sinh trưởng, phát triển mới tốt và có khả năng cho năng suất cao. Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, ẩm độ , số giờ nắng, lượng mưa, đều là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô.

thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng và phát triển.

Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô ở giai đoạn cây con: thích hợp 25-30 0C. Thời kỳ tung phấn : thích hợp 22-250C. Thời kỳ chín : thích hợp 22-25 C (đầu thời kỳ chín), 25-30 C (cuối thời kỳ chín), như vậy với nhiệt độ trung bình tháng 5-6 là(28.1 – 27.4 C) rất thuận lợi cho cây ngô trong thời kỳ nảy mầm, vào tháng 6-7 với độ (27.4-26.7 C) đây là thời kỳ sinh trưởng và phát triển về rễ thân lá đến ngô tung phấn và phun râu nhưng nhiệt độ cao trông tháng này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành hạt, làm giảm năng suất cũng như phẩm chất hạt của các giống sau này. Thời kỳ chín với 27.4 C như vậy rất thuận lợi vào cuối thời kỳ chín và thuận lợi cho việc thu hoạch, nhưng lại không thuận lợi vào đầu thời kỳ chín.

Lượng mưa tốt nhất là từ 400 – 600 mm, thế nhưng với lượng mưa tương đối thấp ở tháng 5 ( 162.9mm) và tháng 6 (310mm) như vậy gây ảnh hưởng ở thời kỳ

nảy mầm vì thế bổ xung thêm nước tưới vào những tháng này và lượng mưa tăng lên vào tháng 7 (659.33mm) rất thuận lợi cho tăng trưởng và phát tiển , lượng mưa lại giảm xuống trong thời kỳ chín, cây thiếu hụt nước vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng , phẩm chất hạt.Lượng mưa không ổn định qua các tháng vụ hè thu, cao nhất là 659.3 mm

4.2 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm thí nghiệm

ĐVT: Ngày Giống

Gieo - TP GIEO - PR Chênh lệch

TP-PR GIEO - CSL

LCH9 58 60 2 100

CN12-1 54 57 3 94

VS89 53 56 3 93

CP888 (đ/c) 51 56 5 94

Qua bảng cho thấy

- Giai đoạn gieo đến tung phấn : Giai đoạn này rất quan trọng quyết định đến năng suất của ngô. Từ bảng 4.1 cho thấy rằng thời gian tung phấn của các giống dao động từ 51 – 58 NSG. Giống đối chứng CP888 có thời gian tung phân sớm nhất là 51 ngày, kế đó là giống VS89 (53NSG) và muộn nhất là giống LCH9 (58 NSG)

- Giai đoạn từ gieo đến phun râu: Giai đoạn phun râu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành hạt về sau.Theo Aldrich, chất lượng chưa bao giờ là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mà một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất là quá trình phun râu muộn của các giống. Nhìn chung thời gian phun râu của các giống dao động từ 56- 60 NSG. Giống đối chứng CP888 và VS89 có thời gian phun râu sớm nhất là 56 NSG, tiếp đến là giống CN12-1 (57 NGS), còn giống LCH9 muộn nhất (60 NSG).

- Giai đoạn tung phấn đến phun râu: giữa các giống có sự chênh lệch, là một chỉ quan trọng để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống .Trong đó giống LCH9 có sự chênh lệch TP-PR ngắn nhất là 2 ngày, tiếp theo là CN12-1 và VS9 là 3 ngày, còn giống đối chứng CP888 có sự chênh lệch TP-PR dài nhất 5 ngày.

- Giai đoạn gieo đến chín sinh lý: Giai đoạn này có sự tích lũy chất khô trong hạt đạt mức tối đa và tất cả các hạt trên bắp cũng đã đạt trọng lượng khô tối đa của nó. Lớp tinh bột đã hoàn toàn tiến đến cùi và sẹo đen hoặc nâu đã hình thành. Lớp đen này bắt đầu hình thành từ các hạt đỉnh bắp đến các hạt đáy bắp. Hạt ngô lúc này ở thời điểm chín sinh lý và kết thúc sự phát triển. Lá bi và nhiều lá không còn xanh nửa .

Ở bảng 4.1 cho thấy, hầu hết các giống ngô có thời gian chín sinh lý từ 38 – 40 ngày tính từ lúc phun râu. Giống ngô LCH9 chín muộn nhất (40 ngày sau phun râu), giống đối chứng CP888 chín sau 38 ngày sau phun râu, còn lại giống CN12-1 và VS89 chín sau 37 ngày phun râu.

4.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm

Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm

Giống Chiều cao

cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Số lá/cây LCH9 117.73 64.60 18.80 a CN12-1 125.27 55.80 18.13 b VS89 87.00 70.80 17.93 b CP888 (đ/c) 135.93 62.73 18.27 a CV(%) 27.14 18.95 1.08 P 0.35 0.54 0.008

Chiều cao cuối cùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc chọn ra

giống ngô, nó phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển của cây ngô. Chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính từng giống, liên quan đến các yếu tố di truyền, việc chăm sóc và các điều kiện ngoại cảnh khác.

Chiều cao cây có liên quan đến khả năng chống ngã đổ của cây. Nếu quá cao, khả năng chống đổ ngã kém, nhưng nếu thấp quá sẽ ảnh hưởng đến độ thoáng của quần thể cây trồng, dẫn đến quá trình quang hợp kém, tích lũy chất dinh dưỡng cho cây thấp và năng suất của cây thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng , phát triển của một số giống ngô lai tại vườn . (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w