VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng , phát triển của một số giống ngô lai tại vườn . (Trang 30 - 35)

3.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu gồm 4 giống ngô lai mới do Viện nghiên cứu ngô lai tạo và giống CP888 được chọn làm giống đối chứng.

- Giống CP888 (đ/c): nhập nội từ Thái Lan. Giống được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận giống chính thức năm 2001. Giống thường cho 2 trái/cây, năng suất bình quân: 8-12 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng: 105-115 ngày, hạt đá, màu đẹp, lõi nhỏ, áo bi kín, năng suất cao nhất. Là giống đang trồng phổ biến trong sản xuất tại Đồng Xoài- Bình Phước.

Bảng 3.1: Nguồn gốc của các vật liệu thí nghiệm

STT Tên giống Nguồn gốc Nhóm giống

1 LCH 9 Viện nghiên cứu ngô Lai đơn

2 CN12 -1 Viện nghiên cứu ngô Lai đơn

3 VS89 Viện nghiên cứu ngô Lai đơn

4 CP888 (đ/c ) Công ty Sygenta Lai đơn

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thí nghiệm được thực hiện vụ Hè thu năm 2013, tại Phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

- Ngày gieo trồng: 10/05/ 2013.

3.3. Quy trình trồng trọt áp dụng trong thí nghiệm

- Quy trình trồng trọt và bón phân được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1].

+ Mật độ trồng: 5,7 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70 cm x 25 cm - Phân bón: Phân hữu cơ: Phân chuồng 10 tấn/ha

Phân vô cơ: 150N : 90P2O5 : 90K2O Tương đương với lượng phân:

Đạm urê: 321,89 kg/ha Supe lân: 527,14 kg/ha Kaliclorua: 150kg/ha - Phương pháp bón:

Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân

Bón thúc: Lần 1: Bón với lượng 2/3 N+2/3 K2O, khi cây có 3 - 5 lá, kết hợp xới xáo lần 1 cho ngô.

Lần 2: Bón với lượng 1/3 N+1/3 K2O và bón khi cây có 7 - 9 lá, kết hợp vun cao thành luống.

- Chăm sóc:

+ Theo dõi, phòng trừ sâu bệnh, tiến hành diệt trừ khi sâu bệnh phát triển rộ trên đồng ruộng.

+ Mọc- 3 lá: Dặm cây, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa xới nhẹ.

+ Khi ngô có 3-5 lá: Tiến hành tỉa định cây kết hợp với xới phá váng, nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần 1.

+ Khi ngô 7- 9 lá: Bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ.

+ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, đặc biệt vào các thời kỳ trước và sau trỗ cờ 10-15 ngày.

- Thu hoạch: Khi thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, chân hạt hình thành sẹo đen.

3.4.Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RBCD) 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là 14m2 (5m x 2,8m). Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1m. Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ là 2 hàng ngô được bố trí với mật độ, khoảng cách như trong thí nghiệm.

Các thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng và được thực hiện trên nền đất thịt xám, tiến hành vào vụ hè thu 2013 tại Thị Xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước

Khối 1 khối 2 khối 3

CT1 CT3 CT2

CT2 CT1 CT4

CT3 CT4 CT1

CT4 CT2 CT3

chiều biến thiên

Ghi chú:

CT1: LCH 9 CT2: CN12 -1 CT3: VS89 CT4: CP888 (đ/c)

3.5.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [1].

Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, tất cả các chỉ tiêu theo dõi trên 2 hàng giữa.

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

+ Ngày trỗ cờ: Được tính từ gieo đến khi có trên 50% số cây trong công thức xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.

+ Ngày tung phấn: Được tính từ gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có hoa nở ở 1/3 trục chính.

+ Ngày phun râu : Được tính từ gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có râu dài 2-3 cm ngoài lá bi.

+ Ngày chín sinh lý: Được tính từ gieo đến khi có trên 75% số cây trong công thức thí nghiệm có chấm đen ở chân hạt.

Các giai đoan sinh trưởng, phát triển quan sát 10 cây ở 2 hàng giữa ô. * Chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao cây (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa mỗi ô.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa mỗi ô.

- Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, để xác định chính xác đánh dấu trên lá thứ 5, 10.

* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Số bắp/cây: Tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi > 5 hạt. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Hạt/hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%). M1000 (14%) = Mhạt tươi x (100 - A0)

100 - 14

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản.

- Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp, cân khối lượng của 10 bắp sau đó tẽ hạt, cân khối lượng hạt

Khối lượng hạt Tỷ lệ hạt/bắp = ––––––––––––– x 100

Khối lượng bắp - Năng suất lý thuyết

NSLT(tạ/ha) = Cây/m2 x bắp/cây x hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000

10.000 - Năng suất thực thu:

NSTT(tạ/ha) = Tỉ lệ hạt/bắp x Mô tươi x (100 - A0)x 100 Sô x (100 - 14)

Tỉ lệ hạt/bắp(%) = Mhạt 10 bắp M10 bắp

A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 14%: là ẩm độ khi bảo quản

M1000: khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14%

Mô tươi: khối lượng bắp của ô thí nghiệm

M10 bắp:: khối lượng 10 bắp thí nghiệm

Sô: diện tích ô thí nghiệm

3.6. Xử lý số liệu

- Các số liệu về sinh trưởng, phát triển được tính trung bình số học với 3 lần nhắc lại, sử dụng hàm Average, Sum trong Microsoft excel.

- Các số liệu được xử lý thống kê theo chương trình SAS 9.1.

Chương 4

Một phần của tài liệu Đánh giá sự sinh trưởng , phát triển của một số giống ngô lai tại vườn . (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w