Kiến thức Lịch sử: Nhà Lí xây dựng đất nước Tích hợp để làm phần luyện tập.

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 6 (15) (Trang 30 - 32)

- Tích hợp để làm phần luyện tập.

Ở bài “Sông núi nước Nam” Lí Thường Kiệt dựa trên mấy yếu tố? (Dựa trên hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền)

Yếu tố nào được bổ sung ở bài “Nước Đại Việt ta”? (Yếu tố: văn hiến, phong tục, tập quán, lịch sử.)

GV giảng thêm: Năm 1077, Lí Thường Kiệt đã viết

bài thơ “Nam quốc sơn hà”- đây được coi là “bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của đất nước ta, trong đó, Lí Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền về mặt lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Và gần 400 năm sau, văn bản “Bình Ngô đại cáo” -được coi là

“bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” đã ra đời. Nếu như trong “Nam quốc sơn hà” Lí Thường Kiệt mới chỉ khẳng đinh chủ quyền của dân tộc ở lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng và nền độc lập riêng thì ở “Bình ngô đại cáo” quan niệm về chủ quyền của dân tộc đã có sự tiến bộ rất nhiều...Và hơn thế nữa, nếu trong “Nam Quốc Sơn Hà”. Lí Thường Kiệt cho rằng chủ quyền là do “Sách trời”, do thần linh, thì đến bây giờ Nguyễn Trãi đã khẳng định: Nó là do sức mạnh dân tộc, dựa trên tư tưởng nhân nghĩa.

Em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Trãi?

(Quan niệm sâu sắc và toàn diện hơn.)

Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc ở đoạn trích này có gì khác với bài thơ Sông núi nước Nam (Ngữ văn 7)? Thảo luân 2’ (Năng lực

hợp tác, quản lí bản thân)

+ Sông núi nước Nam: khẳng định sức mạnh của chân lí chính nghĩa, của độc lập dân tộc: kẻ xâm lược là giặc bạo ngược, làm trái lẽ phải, phạm vào sách trời, cũng chính là đi ngược lại chân lí khách quan, nhất định sẽ chuốc lấy thất bại hoàn toàn.  Đó là điều dự đoán và khẳng định.

+ Nước Đại Việt ta: Nguyễn Trãi đưa ra những minh chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí. Tác giả lấy “chứng cứ còn ghi” để chứng minh sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.  Đã được thực tế chứng minh.

Bình Ngô đại cáo được xem là một bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử dân tộc. Có thể nói nội dung cốt lõi, tinh thần và lời văn của bản tuyên ngôn đó gói gọn trong đoạn trích Nước Đại Việt ta. Vì sao có thể nói như vậy? (Năng lực tư duy sáng tạo)

Tại sao yếu tố văn hiến được đưa lên hàng đầu so với các yếu tố khác? (Năng lực tư duy sáng tạo) GV giảng thêm: Trong bất cứ hoàn cảnh nào, văn hiến cũng là yếu tố cơ bản, là hạt nhân quyết định sự tồn tại của một dân tộc. Ta từng nghe: Văn hóa là

tình hoa của dân tộc, hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Đưa yếu tố văn hiến lên đầy và việc nhấn mạnh thêm nền văn hiến ở sự có mặt luôn của những người tài giỏi. “Tuy mạnh yếu những lúc khác nhau/ Song hào kiệt đời nào cũng có”, đây là cách đập thẳng vào luận điệu coi thường dân ta, coi dân ta là man di, mọi rợ của bọn thực dân phong kiến phương bắc. Ngày nay trong xu thế hội nhập, chúng ta lại càng phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc để hòa nhập chứ không hòa tan. Từ đây ta càng thấy tư tưởng của Nguyễn Trãi tiến bộ, là đi trước thời đại.

Việc sắp xếp các triều đại ta lên trước các triều đại Trung Quốc nhằm mục đích gì?

(Nước ta không thua kém gì nước Trung Quốc, luôn ngang bằng với các nước lớn. Khẳng định sự độc lập, chủ quyền của dân tộc.)

Những nét nghệ thuật ấy tạo nên giọng văn như thế nào? Góp phần thể hiện điều gì?

Chuyển ý: Và để minh chứng rõ hơn, để khẳng định

độc lập chủ quyền của dân tộc ta là do sức mạnh chính nghĩa, Nguyễn Trãi đã kể ra một loạt những chứng cứ lich sử thật tiêu biểu.

GV yêu cầu HS chú ý đoạn văn cuối và trả lời các câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu giáo án ngữ văn lớp 6 (15) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w