nghèo và được trả dần trong 10 năm. 0,25
- Nhà nước trả lại cho nông dân những ruộng đất công đã bị quý tộc phong kiến, giáo hội
chiếm đoạt trước đây. 0,25
- Nông dân được xóa bỏ hoàn toàn mọi nghĩa vụ phong kiến và đặc quyền phong kiến. 0,25 - Hiến pháp năm 1793, qui định là xóa bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng về đẳng cấp, (0,25)
mọi công dân từ 21 tuổi trở lên được quyền bầu cử, công nhận quyền bình đẳng cho nông dân (0,25).
0,50 - Năm 1794, Quốc hội còn ban hành Luật giá tối đa về lương thực, thực phẩm để chống lại
nạn đầu cơ, tích trữ nhằm bảo đảm cuộc sống cho nông dân. 0,25 - Như vậy, dưới thời Giacôbanh cầm quyền thì mọi quyền lợi của người nông dân được giải
quyết một cách thỏa đáng, nhất là vấn đề ruộng đất, làm cho họ hăng hái tham gia cách mạng góp phần làm cho cách mạng đánh thắng thù trong giặc ngoài và đi đến triệt để hơn.
0,25
Câu 2: Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông-Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt. Tại sao Mỹ-Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương với các nước ASEAN có gì thay đổi để phù hợp với xu thế trên?
4,00
a. Những sự kiệ n chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông-Tây và Chiến tranh lạ nh chấ m
dứt: 2,00
- Từ đầ u thậ p niên 70 ( thế kỉ XX), trong quan hệ quố c tế xuấ t hiệ n xu thế
hòa hoãn Đ ông-Tây, chuyể n từ că ng thẳ ng đố i đầ u sang hòa dị u, đố i thoạ i, hợ p tác (0,25) mở đầ u là quan hệ Xô-Mỹ đư ợ c cả i thiệ n và đư a đế n các cuộ c gặ p gỡ thư ơ ng lư ợ ng (0,25)…
0,50
- Hiệp định giữa hai miền nước Đức được ký kết vào tháng 11/1972, tạo điều kiện về những
cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. 0,25
- Trong năm 1972, Xô-Mỹ đã ký kết: Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên
lửa (ABM) (0,25) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) (0,25). 0,50
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada ký Định ước Henxinki (0,25) tạo
cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu (0,25). 0,50
- Cuối 12/1989, hai nhà lãnh đạo Xô-Mỹ chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 0,25
b. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấ m dứt Chiế n tranh lạnh vì: 1,00
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài quá tốn kém, làm suy giảm “thế mạnh” của cả Mỹ và Liên
Xô. 0,25
- Sự vư ơ n lên mạ nh mẽ củ a Tây Âu và Nhậ t Bả n,…đã trở thành đố i thủ cạ nh tranh
gay gắ t đố i vớ i Mỹ , Liên Xô. 0,25 - Liên Xô ngày càng lâm vào tình trạ ng trì trệ , khủ ng hoả ng…. 0,25
- Mỹ và Liên Xô cần phải thoát khỏi tình trạng “đối đầu” để ổn định và củng cố lại vị thế
của mình. 0,25
c. Quan hệ giữa các nước Đông Dương với các nước ASEAN cần thay đổi để phù
- Chuyển từ xu thế đối đầu sang xu thế đối thoại và hợp tác (0,25), đặc biệt sau khi vấn đề
Campuchia được giải quyết trong khuôn khổ hòa bình (0,25). 0,50
- Sau đó, các nước Đông Dương và các nước ASEAN tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao
(0,25), từ đó các nước Đông Dương lần lượt gia nhập ASEAN: Việt Nam năm 1995, Lào năm 1997, Campuchia năm 1999 (0,25).
0,50
Câu 3: Trình bày những đóng góp to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch
sử dân tộc. Rút ra những đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn. 4,00 a. Những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc là: 2,50
* Đối với sự nghiệ p thống nhấ t đấ t nước:
- Từ năm 1776-1783, phong trào Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến của các Chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. 0,25
- Từ năm 1786-1788, phong trào Tây Sơn tiến ra Bắc đánh đổ tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh
ở Đàng Ngoài. 0,25
- Với những thắng lợi đó, về cơ bản phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ hoàn toàn sự phân cắt đất
nước bằng giới tuyến sông Gianh-lũy Thầy, bước đầu thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. 0,25
* Đối với sự nghiệ p bả o vệ tổ quốc:
- Do sự cầu viện của các thế lực phong kiến phản động trong nước, vào các năm 1785, 1788
các thế lực ngoại xâm lần lược kéo vào nước ta. 0,25
- Đầu năm 1785, năm vạn quân Xiêm kéo vào xâm lược nước ta. Nhân dân ta dưới sự chỉ
huy của Nguyễn Huệ đã đánh bại chúng trong trận Rạch Gầm-Xoài Mút. 0,25 - Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh kéo vào nước ta. Nhân dân ta dưới sự chỉ huy của
Nguyễn Huệ-Quang Trung đã đánh bại chúng trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa đầu năm 1789. 0,25 - Với những thắng lợi đó, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành sự nghiệp bảo vệ vững chắc
nền độc lập dân tộc. 0,25
* Trong sự nghiệp xây dựng đất nước:
- Năm 1788, Vương triều Tây Sơn được thành lập đứng đầu là Hoàng đế Quang Trung-
Nguyễn Huệ. 0,25
- Hoàng đế Quang Trung cho thi hành nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước về kinh tế, giáo dục, ngoại giao,… (0,25). Đất nước từng bước ổn định, lòng tự tôn dân tộc và vị thế của quốc gia Đại Việt được nâng cao (0,25).
0,50
b. Đặc điểm của phong trào Tây Sơn: 1,50
- Phong trào Tây Sơn nổ ra trong bối cảnh chế độ phong kiến ở cả hai Đàng đều lâm vào
khủng hoảng, phong trào nông dân nổ ra khắp nơi nhưng bị đàn áp và thất bại. 0,25 - Đây được xem là phong trào nông dân lớn nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Việt
Nam, diễn ra trên phạm vi cả nước và kéo dài (1771-1789) có nhiều đóng góp to lớn cho lịch sử dân tộc.
0,25 - Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân ở một địa phương đã nhanh chóng phát triển thành phong
trào đấu tranh của nhân dân với qui mô lớn, thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
0,25 - Phong trào Tây Sơn được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân từ nông dân, đến
các dân tộc thiểu số, trí thức phong kiến… 0,25
- Phong trào Tây Sơn đã hoàn thành nhiều trọng trách mà lịch sử đặt ra như thống nhất đất
nước, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước. 0,25 - Từ phong trào này, Vương triều Tây Sơn ra đời đứng đầu là Hoàng đế Quang Trung, đây
được xem là một Vương triều tiến bộ trong lịch sử, cũng trong thời kỳ này vị thế và chủ quyền của quốc gia Đại Việt được khẳng định với các nước xung quanh.
Câu 4: Nêu những điểm giống nhau của phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. So sánh những điểm khác nhau của hai phong trào này theo các yêu cầu sau: mục tiêu đấu tranh, tư tưởng, lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, qui mô.
4,00
a. Nêu những điểm giống nhau của phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX với
phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. 1,00