Sự hình thành các trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào? Trước tình hình tranh chấp xung đột ở nhiều

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI HSG SỬ 12 CÓ LỜI GIẢI (Trang 32 - 34)

II. Đáp án và thang điểm:

7 Sự hình thành các trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay diễn ra như thế nào? Trước tình hình tranh chấp xung đột ở nhiều

nay diễn ra như thế nào? Trước tình hình tranh chấp xung đột ở nhiều nơi, Đảng ta đã có những chủ trương cơ bản gì để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia?

3,0đ

* Sự hình thành các trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến

nay 2,0đ

+ Trật tự 2 cực Ianta

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành đó là trật tự “hai cực” Ianta, được hình thành sau những quyết định giữa 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2-1945) và Pốtxđam (8-1945).

0,25đ

- Trật tự “hai cực” Ianta là sự xác lập sự phân chia phạm vi, khu vực chiếm đóng và ảnh hưởng giữa các nước chủ yếu là sự phân bố, cân bằng quyền lực giữa Liên Xô và Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

0,25đ - Sự phân chia này sau đó đã nhanh chóng đưa Xô-Mỹ từ đồng minh

trong chiến tranh chống phát xít sang thế đối đầu tạo nên cục diện “hai

phe”, “hai cực”. 0,25đ

- Trật tự thế giới này tồn tại từ sau Hội nghị Ianta đến khi Liên Xô sụp đổ tháng 12-1991. Trong thời gian này, thế giới chia thành “hai phe” TBCN-XHCN và đối đầu căng thẳng mà đỉnh cao là Chiến tranh lạnh.

0,25đ

+ Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, trật tự “hai cực” Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang dần được hình thành và phát triển theo xu hướng “đa cực”.

0,25đ - Trong trật tự thế giới mới này, đã chứng kiến sự hình thành nhiều trung

tâm và sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc Nhật Bản, Trung Quốc,

EU,… 0,25đ

- Các cường quốc đều dựa vào tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp để

sắp xếp, phân bổ và cân bằng quyền lực trên phạm vi thế giới 0,25đ - Mĩ muốn xác lập thế giới đơn cực nhưng khó thực hiện được… 0,25đ

* Trước tình hình tranh chấp xung đột ở nhiều nơi, Đảng ta đã có những

chủ trương cơ bản để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia 1,0đ

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; tập hợp mọi lực lượng của

dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc … 0,25đ - Tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện

đại hóa đất nước… 0,25đ

- Đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, chủ trương Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước, là đối tác tin cậy, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế...

- Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Đấu tranh bằng pháp lí với những bằng chứng lịch sử hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền nhất là vấn đề biển đảo…

0,25đ

--- HẾT ---

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Môn thi: LỊCH SỬ (BẢNG A)

Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) Ngày thi: 07-10-2016

---***--- CÂU 1:(4,0 điểm) CÂU 1:(4,0 điểm)

Khi đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, có nhận định cho rằng: “Cùng

với sự phát triển đi lên của cách mạng tư sản Pháp, quyền lợi của người nông dân được giải quyết một cách thỏa đáng”. Em hãy chứng minh nhận định trên.

CÂU 2: ( 4,0 điểm)

Những sự kiện nào diễn ra từ đầu những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông-Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt. Tại sao Mỹ-Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh? Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương với các nước ASEAN có gì thay đổi để phù hợp với xu thế trên?

CÂU 3: (4,0 điểm)

Trình bày những đóng góp to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. Rút ra những đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn.

CÂU 4:(4,0 điểm)

Nêu những điểm giống nhau của phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. So sánh những điểm khác nhau của hai phong trào này theo các yêu cầu sau: mục tiêu đấu tranh, tư tưởng, lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, qui mô.

CÂU 5:(4,0 điểm)

Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác biệt so với các nhà cách mạng trước đó?

---HẾT---

- Thí sinh không đư ợ c sử dụ ng tài liệ u.

- Giám thị coi thi không giả i thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh:………..Số báo danh:……… - Giám thị 1:……….Giám thị 2:………..

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Môn thi: LỊCH SỬ (BẢNG A) LONG AN Môn thi: LỊCH SỬ (BẢNG A)

Ngày thi: 07-10-2016

Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI HSG SỬ 12 CÓ LỜI GIẢI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)