Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy học sinh thông qua một số dạng bài tập sinh lí thực vật (Trang 40 - 46)

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực nói chung và xây dựng được các bài tập theo định hướng phát triển năng lực tư duy nói riêng, đòi hỏi người giáo viên sinh học không những phải làm chủ kiến thức sinh học mà còn có hiểu biết kiến thức các môn học khác; được trải nghiệm trong thực tiễn sản xuất. Bởi vậy, người giáo viên sinh học cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng lí luận về phương pháp dạy học và tâm huyết với nghề.

Còn với HS, để làm được các bài tập định hướng phát triển năng lực các em cần có thái độ học tập đúng đắn các môn học, biết vận dụng kiến thức liên môn học vào giải quyết các tình huống thức tiễn.

Để các dạng bài tập được áp dụng trong mọi khâu của quá trình dạy học được thuận lợi, GV có thể thiết kế bài tập dưới dạng đoạn phim hoặc có thêm tranh ảnh, sơ đồ, … nên cần sự hỗ trợ bởi các phương tiện nghe, nhìn, chiếu, bảng phụ….

Phân phối chương trình sinh học nói chung và phần sinh lí thực vật nói riêng cần bổ sung các tiết bài tập để HS có thêm thời gian để vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Các dạng bài tập sinh lí thực vật trên được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực tư duy có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp như củng cố kiến thức; làm bài tập ôn tập cuối chương, cuối kì; kiểm tra đánh giá HS …. và đặc biệt có thể làm đề cương ôn luyện học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Chương trình sinh học THPT gồm nhiều mảng kiến thức khác nhau với nhiều quá trình sinh học cũng gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Trong dạy học, chúng ta có thể xây dựng các dạng bài tập phát triển năng lực tư duy cho các mảng kiến thức khác như sinh lí động vật, sinh thái học, tiến hóa ….. để các em HS luôn yêu thích và học tập tốt bộ môn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Hiện nay, bên cạnh việc dạy học nhằm đạt mục tiêu theo chuẩn kiến thức và kĩ năng còn cần phải chú ý phát triển năng lực cho HS. Một trong những năng lực quyết định đến việc giải quyết các tình huống thực tiễn có vấn đề trong cuộc sống đó là năng lực tư duy.

Kiến thức sinh lí thực vật khô khan với nhiều quá trình sinh học diễn ra theo cơ chế phức tạp, khó nhớ nhưng lại mang tính ứng dụng cao. Đòi hỏi cần có một giải pháp giúp người học nắm vững kiến thức sinh lí thức vật và ứng dụng được trong thực tiễn. Một trong những giải pháp đó là xây dựng các dạng bài tập sinh lí thực vật theo định hướng phát triển năng lực tư duy.

Bài tập sinh lí thực vật theo định hướng phát triển năng lực tư duy được chia thành 5 dạng cơ bản. Mỗi dạng đều dựa trên sự nắm vững tri thức để từ đó tư duy vận dụng để giải quyết yêu cầu của bài. Mỗi dạng bài tập đều có hướng tư duy riêng và nhằm phát triển các dạng năng lực khác nhau đáp ứng “dạy học định hướng đầu ra”.

Các dạng bài tập sinh lí thực vật có thể được áp dụng linh hoạt trong các khâu của quá trình dạy học như dạy học kiến thức mới, kiểm tra đánh giá hay ôn tập, củng cố nhằm tạo hứng thú trong học tập, phát triển tư duy và khả năng vận dụng thực tiễn của HS.

Kết quả áp dụng sáng kiến trong giảng dạy đã chứng minh: quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá có sử dụng các dạng bài tập sinh lí thực vật đã cho kết quả khả quan hơn, HS hứng thú với môn học hơn.

2. Khuyến nghị

Để đạt được mục tiêu giáo dục tri thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực HS, qua sáng kiến tôi xin có một số kiến nghị sau:

- Dạy học phát triển năng lực thực chất là dạy học gắn liền với thực tiễn. Vì vậy để dạy học phát triển năng lực tư duy có hiệu quả, cần tăng cường đầu tư trang thiết bị để phục vụ dạy học. Khuyến khích, động viên giáo viên tích cực đổi mới

phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường các câu hỏi, bài tập có ứng dụng thực tiễn.

- Các dạng bài tập sinh lí thực vật có tính chất mở, có thể thêm bớt, thay đổi linh hoạt mềm dẻo sao cho phù hợp với từng đối tượng HS. GV có thể chủ động, sáng tạo trong những tình huống thực tiễn.

- Cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức học tập trong trường học (nhà trường cần tổ chức các buổi thăm quan dã ngoại, các buổi ngoại khóa ... tạo cơ hội cho HS hiểu biết thêm về thế giới sinh vật vì với môn Sinh học những kiến thức thực tế là vô cùng quan trọng với cả GV và HS).

- Nhà trường cần cung cấp các phương tiện phục vụ đổi mới phương pháp dạy học nhiều hơn nữa (các phương tiện nghe - nhìn - chiếu).

- Tổ chức riêng buổi tập huấn về xây dựng và sử dụng bài tập sinh học trong dạy học cho GV.

- Trong các đề thi học sinh giỏi, tốt nghiệp hay đại học - cao đẳng cũng đều có khá nhiều bài tập sinh học (khoảng trên 30%). Vì vậy, cần tăng thời lượng dạy - học môn sinh học trong nhà trường phổ thông để có thể đưa được nhiều bài tập sinh học đến các em, để các em không còn hoang mang sợ hãi khi thi cử, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Trên đây là một số ý kiến của tôi, kính mong các cấp lãnh đạo nghiên cứu và xem xét để sáng kiến được áp dụng rộng rãi nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục và giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11 - Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013.

2. Bài tập sinh lí thực vật - Nguyễn Duy Minh - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2009.

3. Giáo trình sinh lí thực vật - Vũ Văn Vụ (chủ biên) - Nhà xuất bản giáo dục, năm 1996.

4. Hỏi đáp sinh lí thực vật - Nguyễn Văn Tư - Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007. 5. Sách giáo khoa sinh học 11 - Bộ giáo dục và đào tạo - NXB giáo dục.

6. Sinh lý thực vật ứng dụng - Vũ Văn Vụ - Nhà xuất bản giáo dục, năm 1999. 7. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh - môn Sinh học, cấp THPT - Bộ giáo dục (Lưu hành nội bộ), năm 2014.

8. http://www.edu.net.vn (Website của Bộ GD - ĐT) 9. http://www.giaovien.net.vn (Website hỗ trợ GV)

MỤC LỤC

Thông tin chung về sáng kiến... 1

Tóm tắt sáng kiến... 2

Mô tả sáng kiến ... 4

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến... 4

1. 1. Lí do chọn sáng kiến... 4

1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng ... 5

1.3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến ... 5

2. Cơ sở lí luận của sáng kiến... 6

2.1. Những mục tiêu cần đạt được... 6

2.2. Phát triển năng lực trong dạy học sinh học...10

3. Thực trạng của việc dạy học sinh học ở các trường THPT ...11

4. Các giải pháp thực hiện...13

4.1. Các dạng bài tập sinh lí thực vật phát triển năng lực tư duy...13

4.2. Biện pháp áp dụng các dạng bài tập sinh lí thực vật trong giảng dạy...35

5. Kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến...38

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng...40

Kết luận và khuyến nghị...41

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS : Học sinh. GV : Giáo viên.

THPT: Trung học phổ thông. NST : Nhiễm sắc thể.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy học sinh thông qua một số dạng bài tập sinh lí thực vật (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w