Biện pháp áp dụng các dạng bài tập sinh lí thực vật trong giảng dạy

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy học sinh thông qua một số dạng bài tập sinh lí thực vật (Trang 36 - 38)

4. Các giải pháp thực hiện

4.2.Biện pháp áp dụng các dạng bài tập sinh lí thực vật trong giảng dạy

Bài tập sinh lí thực vật có thể áp dụng giảng dạy ở hầu hết các lớp học với các bước lên lớp khác nhau. Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh và trình độ HS chúng ta có thể thiết kế các bài tập một cách linh hoạt và phù hợp. Cụ thể:

4.2.1. Dạy học kiến thức mới

Để xây dựng bài tập trong dạy học kiến thức mới, GV cần sâu chuỗi những kiến thức cũ hoặc những kiến thức thực tiễn có liên quan để thiết kế thành sơ đồ, đồ thị để thiết kế dạng bài tập 1 và 2, hay thiết kế thành các tình huống có vấn đề để thiết kế dạng bài tập 3 hoặc xây dựng các số liệu để hình thành dạng bài tập 4, 5.

Tuy nhiên, để dạy học kiến thức mới bằng các dạng bài tập thì người GV cần làm chủ kiến thức sinh học, có phương pháp tổ chức hợp lí và nắm được đặc điểm tâm sinh lí của HS. Giáo viên có thể giao bài tập cho HS dưới dạng sử dụng phiếu học tập hoặc bảng phụ hay máy chiếu.

Ví dụ, khi dạy học hình thành kiến thức mục “I.1. quang hợp là gì - bài 8, quang hợp ở thực vật”. Chúng ta có thể sử dụng bài tập sau:

Cho hình vẽ sau:

Từ hình vẽ, em hãy cho biết:

b. Đây là quá trình nào? Viết phương trình tổng quát của quá trình đó? c. Quá trình trên diễn ra trong điều kiện nào và xảy ra ở đâu?

d. Em hãy trình bày một cách tổng quát quá trình trên

Đây là một bài tập thuộc dạng 1 - mô tả một thí nghiệm hoặc một quá trình sinh học qua hình vẽ. Như vậy với câu hỏi tường minh, hình ảnh rõ ràng, HS xác định được câu trả lời và hình thành được khái niệm về quang hợp một cách nhẹ nhàng.

4.2.2. Bài tập củng cố, ôn tập kiến thức

Các dạng bài tập trên đều có thể xây dựng để củng cố kiến thức đã học nhằm kich thích tư duy của HS. Ví dụ, để củng cố kiến thức đã học về quang chu kì và phitôcrôm chúng ta có thể sử dụng bài tập:

Phitôcrôm là một loại sắc tố tham gia vào quang chu kỳ. Phitôcrôm tồn tại ở hai dạng: P660 hấp thụ ánh sáng đỏ; P730 hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Một thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của cây bị ảnh hưởng ra sao bởi các chớp sáng khác nhau (trắng (W), đỏ (R), đỏ xa (FR)) trong giai đoạn tối hoặc trong tối ở giai đoạn sáng của sự phát triển thực vật.

Hình dưới đây cho biết các kết quả thí nghiệm.

(Chú thích: Critical ninght length = Độ dài đêm tới hạn; Darkness = thời gian che tối)

b. Vì sao cây ở thí nghiệm 7 ra hoa, còn cây ở thí nghiệm 6 không ra hoa?

Đây là dạng bài tập thuộc dạng 3 trong 5 dạng ở trên. Với bài tập này, HS phải phối hợp sự ảnh hưởng của quang chu kì với sự ảnh hưởng của phitôcrôm đến sự ra hoa ở thực vật. Từ đó, các em đã củng cố và mở rộng hơn cho bản thân về quá trình biến đổi Phitôcrôm đỏ thành Phitôcrôm đỏ xa và ngược lại qua việc xác định được đáp án.

a. Đây là cây ngày ngắn. Vì ở thí nghiệm 1 cây không ra hoa, còn ở thí nghiệm 2 thì cây ra hoa.

b. Phitôcrôm đỏ chuyển thành Phitôcrôm đỏ xa khi nhận ánh sáng đỏ. Và ngược lại kho ở trong tối hoặc khi nhận ánh sáng đỏ xa.

Bởi vậy, ở thí nghiệm 6 đêm bị cắt đi bằng ánh sáng đỏ, Phitôcrôm đỏ chuyển thành Phitôcrôm đỏ xa cây không ra hoa.

Ở thí nghiệm 7, sau khi chiếu đỏ lại chiếu đỏ xa thì cây lại ra hoa vì Phitôcrôm đỏ xa biến đổi thành Phitôcrôm đỏ.

4.2.3. Bài tập được sử dụng trong kiểm tra đánh giá

Chúng ta có thể sử dụng các dạng bài tập này trong kiểm tra đánh giá thường xuyên hay định kì hoặc tham gia các kì thi khác nhau. Với mục đích này chúng ta cần xây dựng các câu hỏi bài tập gần gũi với HS, dễ nhận dạng và hạn chế khả năng ghi nhớ. Tùy theo từng đối tượng HS, đặc điểm của bài kiểm tra, chúng ta có thể lựa chọn xây dựng các bài tập với mức độ tư duy khác nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy học sinh thông qua một số dạng bài tập sinh lí thực vật (Trang 36 - 38)