90,00% 3 10,00% 4 Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ 30 100% 0 0%

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON (Trang 26 - 30)

việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường

5

Tăng cường các nguồn lực cho mục tiêu xây dựng các mối quan hệ của nhà trường

8 53,33% 22 73,33%

6

Tổ chức nhiều buổi nói chuyện với phụ huynh học sinh về vấn đề xã hội hóa giáo dục

10 33,33% 20 66,67%

7 Đổi mới phong cách lãnh đạo của

Hiệu trưởng 25 83,33% 5 16,67% 8

Tăng cường việc tổ chức các hoạt động giao lưu gặp gỡ trong và ngoài nhà trường.

10 33,33% 20 66,67%

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn trên, đề tài đã lựa chọn ra những giải pháp có số người đánh giá từ 80% trở lên ở mức độ rất tốt và tốt để đưa vào thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng và phát triển các mối quan hệ trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh bao gồm:

- Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường.

- Giải pháp 2.Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng liên quan đến kết quả xây dựng các mối quan hệ của nhà trường.

- Giải pháp 3. Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường.

- Giải pháp 4. Đổi mới phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng.

3.2.3. Đề xuất một số giải pháp vào thực tiễn công tác xây dựng và pháttriển các mối quan hệ trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh triển các mối quan hệ trường mầm non Thạch Lạc, Thạch Hà, Hà Tĩnh

Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường

Mục đích: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc xây dựng các mối quan hệ là tiền đề cho việc triển khai các giải

pháp tiếp theo. Đồng thời, qua đó giúp giáo viên trong nhà trường có cách nhìn đúng đắn về việc xây dựng các mối quan hệ tích cực.

Cách thức thực hiện:

- Ban giám hiệu triển khai với các các giáo viên trong các cuộc họp giao ban để trao đổi về tình hình công tác, những thuận lợi, khó khăn cần giúp đỡ, khắc phục.

- Tranh thủ các buổi họp phụ huynh để trao đổi, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc liên kết, xã hội hóa trong phục vụ công tác giáo dục trẻ phát triển toàn diện.

- Tăng cường hoạt động viết báo, tham luận, sáng kiến kinh nghiệm trong giáo viên.

Giải pháp 2. Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng liên quan đến kết quả xây dựng các mối quan hệ của nhà trường

Mục đích: Nhằm tạo động lực để cán bộ, giáo viên có những sáng kiến hay, các hình thức liên kết mới và có hiệu quả. Từ đó có những mối quan hệ thuận lợi từ bên ngoài lẫn tích cực hơn từ bên trong.

Cách thức thực hiện: Tổ chức các hoạt động về các chủ đề và có các buổi tổng kết khen thưởng theo quý. Có các hình thức đề bạt vào các vị trí và đề xuất bằng khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Giải pháp 3. Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ việc xây dựng các mối quan hệ của nhà trường

Mục đích: Trong thời đại công nghệ hôm nay, với bước phát triển nhảy vọt về công nghệ bắt đầu bằng cuộc cách mạng 4.0 việc nắm bắt và ứng dụng công CNTT phục vụ xây dựng các mối quan hệ là điều tất yếu và cần thiết để rút ngắn khoảng cách, kinh phí và giảm bớt các khâu không cần thiết.

Cách thức thực hiện:

Nhà trường cần có các phương án đầu tư cho xây dựng và vận hành trang điện tử nhằm tìm kiếm các đối tác, dự án liên kết đào tạo trẻ em.

Sử dụng CNTT hỗ trợ việc quảng bá hình ảnh nhà trường và giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh. Qua đó, giúp nhà trường nắm được thông tin về nhu

cầu của phụ huynh khi cho con vào học và nắm bắt được dư luận để phục vụ việc mở rộng đào tạo của nhà trường.

Phát triển kênh thông tin giữa giáo viên giảng dạy và cán bộ lãnh đạo nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy lẫn nắm bắt tình hình học tập của trẻ, các yêu cầu và những thay đổi cần thiết để đảm bảo quá trình giáo dục được vận hành tốt nhất.

Giải pháp 4. Đổi mới phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng

Mục đích: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình. Tuy có các phó Hiệu trưởng giúp việc và liên đới chịu trách nhiệm nhưng Hiệu trưởng phải giữ vai trò thủ trưởng, thường xuyên nắm thông tin và có những quyết định kịp thời, không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm, phản sư phạm xảy ra hoặc tiếp diễn làm tổn hại đến chất lượng giáo dục trẻ lẫn công tác tạo dựng và xây dựng các mối quan hệ, liên kết trong và ngoài trường.

Cách thức thực hiện:

- Có các biện pháp thăm dò ý kiến, đi sâu hơn vào từng cá nhân để nắm bắt tâm tư, tình cảm và tháo gỡ những vướng mắc chưa trực tiếp trình bày.

- Kịp thời phát huy những cá thể tích cực và có các hình thức động viên nhằm khích lệ tinh thần cống hiến vì nhà trường.

- Trực tiếp tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Tạo được tình cảm, sự yêu mến từ học sinh, giáo vên, nhân viên lẫn phụ huynh. Từ đó góp phần tạo dựng môi trường làm viêc, học tập tốt nhất cho tất cả mọi người trong nhà trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w