lượng quản lý nhà nước về kinh tế
• Thứ nhất: Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình để định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và quản lý theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội có tính mở và thực tiễn cao, coi trọng các chỉ tiêu chất lượng. Chiến lược phát triển kinh tế được xem như sự lựa chọn khoa học các mục tiêu dài hại. Chiến lược được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo những cân đối chủ yếu cho nền kinh tế và sự vận động của kinh tế thương mại
• Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư, kinh doanh trong cơ chế thị trường, duy trì trật tự, kỷ cương, điều chỉnh hành vi trong kinh tế. Do đó, cần phải đổi mới việc xây dựng ban hành, thực thi luật pháp theo đúng yêu cầu của công việc tổ chức quản lý kinh tế. Hiện nay pháp luật về hoạt động kinh tế ngày càng hoàn thiện nhưng còn có sự chồng chéo, quy định một cách chung chung, dẫn đến quá trình thực tiễn còn nhiều bất cập, cần phải hoàn thiện.
• Thứ ba: Hoàn thiện và cải cách môi trường trong hoạt động kinh doanh
Tách chức năng QLNN về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất, chức năng hành chính với chức năng công vụ, xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả và minh bạch, phân
định và làm rõ trách nhiệm, tăng cường giám sát công việc của cơ quan và công chức nhà nước từ trung ương đến địa phương, chuyển sang hướng dẫn, kiểm tra thực thi pháp luật. Tăng cường phân cấp quản lý kinh tế, bảo đảm các chính sách kinh tế, vừa thống nhất, vừa
đa dạng hóa, tăng cường cải cách hành chính từ trên xuống dưới theo yêu cầu thực tế và nhiệm vụ của QLNN, phù hợp cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế, tạo lòng tin cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cả trên thị trường trong nước và quốc tế.
• Thứ 4: Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và phân cấp cho địa phương trong việc quản lý
kinh tế.
Cần tạo lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quản của Quốc hội với các địa phương trong việc thực hiện QLNN đối với kinh tế. Quy định chế độ báo cáo, chế độ trách nhiệm, các chế tài cần thiết.
• Thứ 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra,