0
Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ BỆNH

Một phần của tài liệu B2 SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI (SỬA) (Trang 27 -31 )

Ta phân biệt một cách sơ lược hai dạng chính trong trẻ vị thành niên và bệnh:

- hoặc bệnh xảy ra trong thời thơ ấu

- hoặc bệnh xuất hiện ở tuổi vị thành niên

Trong cả hai trường hợp, sự chuyển tiếp của tuổi vị thành niên vẫn luôn là một giai đoạn khó khăn cho người bị bệnh: bệnh một bên, và tuổi vị thành niên một bên, là hai yếu tố có nguy cơ gây ra sự đau khổ tâm lý và thể chất. Sự kết hợp cả hai yếu tố có thể làm cho trẻ vị thành niên khó khăn trong quá trình phát triển của tuối vị thành niên . Nhiều thay đổi đi kèm trong mối quan hệ giữa chủ thể, bệnh, cha mẹ và đội ngũ chăm sóc sức khỏe.

Vì vậy trẻ vị thành niên phải chịu khó khăn tinh thần vừa bệnh tật và vừa vấn đề tuổi vị thành niên.

Cơ thể

Trẻ vị thành niên phải thích nghi với cơ thể thay đổi do tuổi dậy thì và do bệnh hoặc do điều trị gây ra

Sự tự chủ gặp khó khăn

Tiến trình tự chủ hóa có thể trở nên khó khăn bởi các yếu tố khác nhau: - Sức mạnh của mối quan hệ với cha mẹ được thành lập trong việc chăm sóc (nhất là với mẹ) trong thời thơ ấu

- Sự chuyển đổi từ "lệ thuộc vào cha mẹ" qua một hình thức lệ thuộc khác , “ lệ thuộc vào điều trị " mà trẻ vị thành niên phải tuân thủ

- Thái độ thoái lùi tình cảm đôi khi mãnh liệt làm trẻ vị thành niên có thể có những hành vi tương tự như một trẻ nhỏ

- Một số nghiên cứu chứng minh rằng trẻ vị thành niên đau khổ vì bệnh mãn tính ít có hoạt động xã hội, văn hóa, giải trí, sự cới mở ra phía ngoài.

- Trẻ vị thành niên bị bệnh có thể bị bạn bè bỏ rơi, hoặc có những phản ứng thu mình riêng

Sự tổn thương về lòng tự trọng

Bệnh có thể:

- Ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên về thể chất và tinh thần

- Làm cho trẻ có cảm giác khác người khác

- Làm cho trẻ khó thích nghi với cơ thể của mình và xáo trộn hình ảnh cơ thể - Gây giảm lòng tự trọng

Nhiều trẻ tìm kiếm ý nghĩa bệnh tật của bản thân, "Tại sao? " Nhưng câu hỏi thực sự là " Tại sao lại là tôi? Người chăm sóc không có câu trả lời.

Bản năng giới tính

Tất cả trẻ vị thành niên đều trải nghiệm một biến động tình dục xâm lấn trong cơ thể và tâm lý. Ta thấy ở bệnh nhân vị thành niên:

- Những vấn đề bình thường của tình dục

Ví dụ như sợ hoặc tin có tổn thương tình dục, không có con

- Mặc cảm tội lỗi, nhất là khi sự bùng nổ bệnh cùng đồng thời với quá trình dậy thì

Ví dụ: trẻ vị thành niên có thể trải nghiệm bệnh như "hình phạt" của xung năng mới

Phản ứng hành vi

- Thường không hợp tác điều trị

Nó có thể có giá trị tự tử hoặc thể hiện một cảm giác, bị bỏ rơi, kiệt sức,. Cũng có thể là một cách để thoát khỏi thực tế của bệnh, bảo vệ lòng ái kỷ và lòng tự trọng. Nó cũng có thể được hiểu là một quá trình của bạo lực và hận

thù chống lại phần cơ thể bị bệnh - Thái độ khiêu khích đối lập

- Nhạy quá độ với những dấu hiệu bệnh trên cơ thể - Than thở nhiều về cơ thể

- Gia tăng rối loạn lo âu

- Sự tồn tại của rối loạn trầm cảm

- Hiếm khi có thái độ phục tùng thụ động trước cha mẹ và bác sĩ

Mối quan hệ bác sĩ / bệnh nhân vị thành niên

- Trẻ vị thành niên trở thành đối tượng của việc chăm sóc (khác với trẻ em là vật chăm sóc).

- Xem trẻ vị thành niên như là một đối tác riêng hoàn toàn và không phải là một phần mở rộng của cha mẹ.

Do đó, bác sĩ phải lưu ý nói chuyện với trẻ vị thành niên trước sau đó mới đến phụ huynh. Nếu bác sĩ có thái độ "gia trưởng nhân từ", có nguy cơ làm tăng hành vi chống đối , không tuân thủ hoặc đối nghịch với sự phục tùng. - Tránh đe dọa hoặc đồng lõa, mà xây dựng lại lòng tin với trẻ vị thành niên - Đôi khi trẻ vị thành niên rất khó bày tỏ ý tưởng trầm cảm của mình với bác sĩ. Vì vậy, bác sĩ phải rất cảnh giác với sự đau khổ không được bày tỏ này. - Việc chăm chữa đa ngành: bác sĩ, những nhà chuyên môn (vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ...), tâm lý gia, bác sĩ tâm thần ... mỗi người đều có một vai trò xác định với trẻ

- Nâng đỡ cho cha mẹ

Kết luận

⇒ Vai trò thông tin : việc trẻ vị thành niên biết được thông tin, cách chăm chữa và sự tiến triển của bệnh tật là quan trọng

⇒ Vai trò nâng đỡ : phát triển mối quan hệ tin tưởng với trẻ vị thành niên bị bệnh, với phụ huynh và ê-kíp chăm sóc y tế

Một phần của tài liệu B2 SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI (SỬA) (Trang 27 -31 )

×