V. TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG THAN VÀ ĐẤT ĐÁ BÓC TRONG BIÊN GIỚI MỎ.
4. 2 LỰA CHỌN SƠ ĐỒ VÀ VỊ TRÍ HÀO MỞ VỈA
4.2. 2 Tuyến hào tron g:
Trong quá trình khai thác mỏ xuống sâu, sơ đồ mở vỉa của mỏ luôn biến động để phù hợp với từng giai đoạn sản xuất .
Từ mức + 100 của công trường chính, ta có hướng và sơ đồ mở vỉa như sau :
- Từ mức + 100 đến mức + 65 mở hào nhóm vỉa bám vách vỉa theo hai cánh Nam và Bắc .
- Từ mức + 40 trở xuống mở hào nhóm theo cánh bắc, ở vị trí thấp nhất của mỏ đi qua khu trung tâm vỉa chính rồi vòng sang cánh nam của vỉa . Quá trình mỏ phát triển xuống sâu, hào được kéo dài và lượn vòng đổi hướng bên bờ trụ Nam kết thúc ở độ sâu cuối cùng khu Tây Nam moong mở hai hào nhóm
- Hào mức + 175 vận chuyển than từ mức + 175 khu tây bắc - tây nam moong ra bãi thải 170 và kho chứa đầu băng + 93 .
- Hào mức + 130 đến mức + 145 trên trụ Nam ra bãi thải phía đông .
* Ưu điểm của sơ đồ mở vỉa này :
Hệ thống hào ngoài như hiện nay là hợp lý với hệ thống thai thác trước mắt và lâu dài .
- Các hào nhóm ở mức + 65 trở lên hợp lý trong việc rút ngắn cung độ vận chuyển khắc phục được khối lượng vận tải lên dốc tăng năng suất vận chuyển .
Vị trí hào ở mức thấp nhất bên cánh bắc tạo điều kiện cho việc thoát nước toàn mỏ theo đường hào xuống mương + 40 thoát ra ngoài khai trường qua lò + 28. Khoảng cách từ hào đến vỉa chính là gần nhất.
Hào được mở bám bờ trụ Nam, có góc dốc của bờ trụ nhỏ, có điều kiện ổn định và xây dựng đường kiên cố thuận lợi .
* Nhược điểm của sơ đồ này :
- Khi hào mở vỉa đi qua vỉa dày (2 ) vỉa than có nhiều lớp kẹp, hướng dốc của vỉa cắm bắc, việc tận thu than ở đây sẽ gặp nhiều khó khăn, hệ số tổn thất lớn .
- Các thông số tính toán của hào mở vỉa được thực hiện theo giáo trình " Quy trình công nghệ khai thác và cơ sở thiết kế mỏ lộ thiên”.