Hôn nhân gia đình trong TPQT.(Có yếu tố nước ngoài)

Một phần của tài liệu BÀI 10 PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 27 - 28)

+ Vấn đề kết hôn:

*Điều kiện kết hôn: Trong công ước La Hay về kết hôn” điều kiện

kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh”

VD: Ở Anh, Pháp áp dụng luật quốc tịch, Mỹ áp dụng luật nơi tiến

hành kết hôn để giải quyết.

* Về đăng ký và nghi thứckết hôn: Đa số các nước đều áp dụng

Ở Việt Nam: Điều kiện kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoaì sẽ được xác định theo luật quốc tịch của các đương sự nhưng không vi phạm điều cấm của pháp luật Việt Nam và nghi thức kết hôn được xác định theo luật nơi tiến hành kết hôn.

+ Vấn đề ly hôn:

* Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn ở các nước

Thì thông thường các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự, luật nơi cư trú.

VD: Ở Pháp áp dụng luật nơi cư trú chung của hai vợ chồng, Nga theo

Luật Nga, Anh theo luật nơi cư trú của người chồng, Việt Nam về cơ bản cũng áp dụng luật nơi cư trú.

+ Quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, Quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài...các đồng chí về nghiên

cứu thêm trong tài liệu.

Tóm lại

Pháp luật quốc tế là hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Để thực hiện chức năng quản lý của mình, Đảng và Nhà nước ta luôn coi pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện chức năng đối ngoại của mình. Pháp luật quốc tế là một công cụ pháp lý hữu hiệu nhất để điều chỉnh các quan hệ quốc tế diễn ra trong đời sống quốc tế hoá toàn cầu diễn ra ngày một sâu rộng.

Một phần của tài liệu BÀI 10 PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 27 - 28)