Xung đột pháp luật và áp dung pháp luật nước ngoài.

Một phần của tài liệu BÀI 10 PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 25 - 26)

+ Xung đột pháp luật.

* Khái niệm: Xung đột pháp luật là hai hay nhiều hệ thống pháp

luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để giải quyết một mối quan hệ cụ thể của tư pháp quốc tế.

Ví dụ: Công dân Việt Nam kết hôn với công dân Pháp thì hai hệ thống

pháp luật Việt Nam và pháp luật Pháp đều có thể được áp dụng để giải quyết quan hệ đó. Áp dụng hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh?

* Phương pháp giải quyết:

 Xây dựng và áp dụng các qui phạm thức chất tức là quy phạm pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế bằng cách:

 Xây dựng các qui phạm thực chất thống nhất thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế.

 Xây dựng các qui phạm thực chất thông thường trong hệ thống pháp luật quốc gia.

 Xây dựng các qui phạm xung đột: Không giải quyết trực tiếp, cụ thể quyền và nghĩa vụ mà chỉ xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng khi có quan hệ xảy ra.

* Khi xung đột pháp luật mà không có các qui phạm thực chất

thống nhất giữa các quốc gia để giải quyết, quốc gia đương nhiên phải giải quyết xung đột pháp luật bằng cách xây dựng và áp dụng qui phạm xung đột. Việc áp dụng qui phạm xung đột có nghĩa là thừa nhận là pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp nhất định.

* Điều kiện:

Chỉ áp dụng khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu.

 Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải được tiến hành một cách đầy đủ, đảm bảo pháp luật nước ngoài được giải thích và áp dụng như ở nước đã ban hành ra nó.

Các cơ quan xét xử có trách nhiệm tìm hiểu nội dung

thực tế của pháp luật nước ngoài thông qua việc nghiên cứu các văn bản pháp qui, thực tiễn xét xử, tập quán và sách báo.

Một phần của tài liệu BÀI 10 PHÁP LUẬT QUỐC tế (Trang 25 - 26)