4.1Tại Việt Nam
− Năm 1988, Viện dinh dưỡng đã thông báo kết quả thăm dò Aflatoxin B1 trong lạc và sản phẩm từ lạc như sau: có 7/55 số mẫu lạc nhân có Aflatoxin B1 (13%).
− Theo khảo sát của Nguyễn Phùng Tiến (1992) nhận thấy tỷ lệ nhiễm AF trên ngô bị mốc ở miền Nam và miền Bắc khá cao từ 73,3%-95,5% với hàm lượng từ 16-100ppb.
− Năm 1990-1995 Viện Dinh Dưỡng đã kiểm tra 387 mẫu lương thực thực phẩm, trong đó có 73 mẫu (19%) bị ô nhiễm AF và 19 mẫu (4,9%) có hàm lượng AF vượt quá giới hạn cho phép theo quy định 867/QĐ-BYT/1998 của Bộ Y tế.
− Tháng 2/2002 tại Hà Giang xảy ra vụ ngộ độc do ăn bánh làm từ bột ngô đã bảo quản lâu dẫn tới hậu quả là 11 người tử vongKết quả khảo sát, phân tích trên 243 mẫu ngô, lạc và sản phẩm chế biến làm thức ăn gia súc tại 3 xã thuộc huyện Tân Kỳ Nghệ An tháng 6/2002 đã phát hiện mức độ và nguy cơ ô nhiễm Aflatoxin (AF) khá cao: trên 90% số mẫu lấy tại các hộ gia đình đang được bảo quản bị ô nhiễm AF và tỷ lệ vượt giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Y tế là trên 23% (56/243mẫu).
Nhận xét: ô nhiễm AF ở mức độ thấp từ 0 - 5ppb (chiếm 67,91%) là chủ yếu, tỷ
lệ vượt tiêu chuẩn cho phép của bộ Y tế theo quy định là 23,04% (56/243 mẫu).
− Đậu Ngọc Hào và các cộng sự đã nghiên cứu mức nhiễm nấm mốc và Aflatoxin trên ngô của các tỉnh Sơn La và Thanh Hoá. Kết quả phân tích của 24 mẫu ngô hạt và 24 mẫu ngô bột cho thấy các mẫu này đã nhiễm A.flavus với tần số cao, từ 50-80%.
*Để đánh giá mức độ xuất hiện của Aflatoxin B1 trong thực tế, Viện Vệ sinh Y tế công cộng tại TP.HCM đã tiến hành xem xét mẫu thực phẩm lưu hành trên thị trường hoặc do các công ty và cơ sở chế biến mang tới đăng ký kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy trong 115 mẫu (gồm sản phẩm chế biến từ đậu phộng như đậu phộng da cá, kẹo đậu phộng v.v...; nước tương làm từ đậu nành; đồ hộp chay làm từ các loại đậu và bột mì; cà phê; thức ăn gia súc) thì Aflatoxin B1 có trong 30% mẫu cà phê; 42,9% mẫu nước tương; 66,7% mẫu đồ hộp chay; 68,2% mẫu đậu phộng và
sản phẩm từ đậu phộng. Đặc biệt, Aflatoxin B1 có với tỉ lệ cao trong 94,6% mẫu thức ăn gia súc. Như vậy, cứ trung bình 3 mẫu thử nghiệm chung cho các loại thì có một mẫu có độc tố Aflatoxin B1. Nếu căn cứ theo tiêu chuẩn cho phép thì chỉ riêng các mẫu nước tương tuy tới 42,9% có Aflatoxin B1 nhưng đều chỉ ở mức 1,87 – 5,90 ppb (tiêu chuẩn cho phép là 10ppb), còn trong các mẫu khác hầu hết đều có Aflatoxin B1 với hàm lượng rất cao. Cá biệt có những mẫu chứa từ 140 - 300 ppb.
Những qui định của Việt Nam
Qui định về độc tố Aflatoxin B1 và Aflatoxin tổng số của Việt Nam do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký ngày 31/10/2001, số 104/2001/QĐ/BNN đã đưa ra hàm lượng tối đa đối với độc tố nấm mốc Aflatoxin B1 và hàm lượng tổng số các Aflatoxin (B1+B2+G1+G2) được tính bằng mg trong 1 kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc gia cầm (ppb)
Loại vật nuôi Aflatoxin B1 Tổng số các aflatoxin
Gà con từ 1-28 ngày tuổi 20 30
Nhóm gà còn lại 30 50
Vịt con từ 1-28 ngày tuổi Không có 10
Nhóm vịt còn lại 10 20
Heo con theo mẹ 1-20 ngày tuổi 10 30
Nhóm heo còn lại 100 200
Bò nuôi lấy sữa 20 50
Các giới hạn tối đa (ML) theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam như sau:
4.2 Trên thế giới
− Ở Thái Lan năm 1967, nhóm nghiên cứu của Shank cho thấy các mẫu lương thực thực phẩm bị mốc thì 50-60% số mẫu đó có Aflatoxin. Ðồng thời nhóm tác giả này tiến hành
trên thức ăn gia đình (lấy mẫu lương thực thực phẩm tại các gia đình ) thì cũng thấy có 30-50% số mẫu có độc tố Aflatoxin.
*Theo báo cáo của Stoloff năm 1982 thì mức độ nhiễm aflatoxin trong lạc khi nhập vào Mỹ thường có dư lượng trên 25ppb. Trong vòng 24 tháng từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 9 năm 2005 hãng Biomin đã lấy mẫu kiểm tra độc tố nấm (970 mẫu) nguyên liệu thức ăn gia súc của các nước châu Á. Cách phân vùng lấy mẫu như sau: các nước và vùng lãnh thổ thuộc Bắc Á gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan; các nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam; các nước Nam Á có Ấn Độ; Bangladesh, Pakistan; các nước châu Đại Dương có Úc và Tân Tây Lan. Sự có mặt và nồng độ của Aflatoxin là khá cao, từ 65-69% (Việt Nam và Philippin). Đặc biệt, một mẫu ngô của Việt Nam có nồng độ cao nhất là 347
µg/kg. Những quy định của Mỹ về độc tố Aflatoxin trong thức ăn và thực phẩm
Những quy định về mức cho phép Aflatoxin trong thức ăn ở Mỹ (FAO, 1995)
Loại thực liệu Loại Aflatoxin Mức cho phép (ppb)
Phương pháp phân tích
Mọi thức ăn (người), trừ sữa B1+B2+G1+G2 20 TLC, HPLC
Sữa (làm thực phẩm cho người) M1 0,5 TLC, HPLC
Thực liệu thức ăn gia súc khác B1+B2+G1+G2 20 TLC, HPLC Hạt bông vải làm nguyên liệu thức
ăn cho bò thịt, heo, gia cầm
B1+B2+G1+G2 300 TLC, HPLC
Bắp và khô dầu phộng (cho bò, heo, gia cầm trưởng thành vỗ béo)
B1+B2+G1+G2 200 TLC, HPLC
Bắp cho thú non và bò sữa B1+B2+G1+G2 20 TLC, HPLC Bắp cho thú, bò thịt, heo, gà giống B1+B2+G1+G2 100 TLC, HPLC
Bắp cho bò thịt vỗ béo B1+B2+G1+G2 300 TLC, HPLC
Bắp cho heo vỗ béo B1+B2+G1+G2 200 TLC, HPLC
FDA đã đưa ra mức khuyến cáo về hàm lượng Aflatoxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và động vật. Các giới hạn tối đa:
(ppb)
20
Đối với ngô và các loại hạt dùng cho vật nuôi chưa trưởng thành (kể cả gia cầm chưa trưởng thành) và các vật nuôi cho sữa hoặc dùng cho các mục đích khác không được công bố; và đối với thức ăn chăn nuôi ngoại trừ ngô và bột từ hạt bông
100 Đối với ngô và các loại hạt dùng cho giống vật nuôi (bò, lợn) hoặc gia cầm đã trưởng thành
200 Đối với ngô và các loại hạt dùng cho lợn thịt từ 100 pound trở lên
300 Đối với ngô và các loại hạt dùng cho bò giai đoạn cuối (ví dụ vỗ béo) và đối với bột hạt bông dùng cho bò, lợn và gia cầm
300 Đối với ngô và các loại hạt dùng cho bò giai đoạn cuối (ví dụ vỗ béo) và đối với bột hạt bông dùng cho bò, lợn và gia cầm
1. Những quy định của châu Âu về độc tố Aflatoxin
Những quy định về hàm lượng Aflatoxin B1 tối đa trong thức ăn gia súc, gia cầm ở các nước thuộc EU
Các loại nguyên liệu, thức ăn động vật Hàm lượng (mg/kg) tối đa trong thức ăn quy về độ ẩm 12%
Các loại thức ăn đơn chất: 50
Thức ăn hỗn hợp cho bò, cừu (ngoại trừ bò sữa, bê
và cừu con): 50
Thức ăn hỗn hợp cho heo và gia cầm (ngoại trừ
heo con và gia cầm non) 20
Các loại thức ăn hỗn hợp khác còn lại 10 Thức ăn bổ sung cho bò, cừu, dê (ngoại trừ cho bò
sữa, bê và cừu non) 50
Thức ăn bổ sung cho heo, gia cầm (ngoại trừ thú
non) 30
Những thức ăn khác còn lại đặc biệt là bò sữa 10 Nguyên liệu thức ăn đơn khác như: (đậu phộng, B/d phộng, B/d dừa, B/d cọ, B/d bông vải và sản phẩm chế biến khác)