Khu vực có vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế (Trang 28 - 31)

Việc các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đạt hiệu quả đầu tư thấp, chưa tương xứng với nguồn lực hiện có là do rất nhiều nguyên nhân:

Một là, yếu tố công nghệ - một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư. Trên thực tế, theo thống kê, ở Việt Nam chỉ có 5-6% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ cao, 80% sử dụng công nghệ trung bình và có tới 14% sử dụng công nghệ lạc hậu.

Hai là, cơ chế chính sách lỏng lẻo và việc cởi mở quá mức với các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI lách luật, chuyển giá, trốn thuế, khai thác một cách bừa bãi tài nguyên thiên nhiên và phá hủy môi trường. Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài tràn lan, ồ ạt để đạt mục tiêu tăng trưởng mà thiếu quy hoạch, thiếu quản lý còn diễn ra ở nhiều địa phương.

Ba là, phần lớn các doanh nghiệp FDI mới chỉ tập trung ở khu vực thành thị mà chưa có sự phân bổ đồng đều giữa các địa phương. Bên cạnh việc dẫn đến sự gia tăng khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, hải đảo,.. nó cũng dẫn đến việc chưa khai thác được tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lao động ở khu vực nông thôn để nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như phát triển kinh tế.

Như vậy, để cải thiện hiệu quả đầu tư ở khu vực này, giải pháp đưa ra là:

Một là, cần đưa ra những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp FDI đổi mới và chuyển giao công nghệ, đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút các dự án đầu tư có công nghệ cao, công nghệ “sạch”.

Hai là, cần nhanh chóng có những điều chỉnh chính sách phù hợp để quản lý việc cấp phép cho các dự án FDI. Đối với các dự án có quy mô lớn, có tác động lớn về kinh tế-xã hội, cần chú trọng xem xét, đánh giá về khả năng huy động vốn của nhà đầu tư, có các quy định hoặc yêu cầu đặt cọc để bảo đảm thực hiện triển khai dự án đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, thực hiện kiểm toán các hoạt động của doanh nghiệp FDI, tránh để xảy ra tình trạng chuyển giá, trốn thuế,..

Ba là, cần có những chính sách khuyến khích đầu tư ở những khu vực còn kém phát triển để tạo công ăn việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở những khu vực này, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong cả nước.

Và một giải pháp quan trọng nhất đó là cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng; hệ thống pháp luật, chính sách; đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; tạo môi trường kinh tế, chính trị-xã hội ổn định để thu hút nguồn vốn FDI “sạch”, phát triển sản xuất theo hướng thân thiện môi trường, sử dụng công nghệ cao; đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu chỉ số ICOR trong việc đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế, cộng với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, nhóm đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hướng tới sự tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Chỉ số ICOR cho biết số vốn cần thiết để gia tăng thêm một đơn vị sản lượng, phản ánh kết quả đầu tư, trình độ công nghệ sản xuất, đồng thời là cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế và quy mô vốn đầu tư. Tuy nhiên, chỉ số ICOR chưa xem xét được toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến GDP tăng thêm, nó chưa tính đến yếu tố độ trễ thời gian và chưa phản ánh rõ trình độ kỹ thuật của sản xuất. Cho nên, chỉ số ICOR không phản ánh được hoàn toàn chính xác mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, cũng như các hiệu quả về kinh tế- xã hội.

Để đánh giá một cách toàn diện và chính xác về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, ngoài chỉ số ICOR cần phải xem xét thêm các chỉ tiêu khác, như chỉ tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp TFP. Đây là là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả lao động và vốn trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, TFP cũng phản ánh sự tiến bộ của khoa học-kỹ thuật và công nghệ, qua đó có thể khắc phục được các nhược điểm của chỉ số ICOR.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w