- Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu đối với các tài liệu
3)Sổ tay quản lí chất thải PTN dựa theo tiêu chuẩn ISP 9001:
Chất thải nguy hại bao gồm các đặc tính sau :
• Dễ nổ ( N - H1) :
Một chất thải được xem là dễ nổ nếu mẫu đại diện có chứa một trong các đặc tính sau :
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả phản ứng hóa học của chất thải ( khi tiếp xúc với ngọn lửa, va đập hoặc bị ma sát ). Tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho
môi trường xung quanh.
Mã H: theo phụ lục III Công ước Basel N: kỷ hiệu của chất dễ nổ
• Dễ cháy ( C) :
Chất thải dễ cháy được chia là 4 nhóm như sau :
Chất thải lỏng dễ cháy ( H3 ) : là chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành ( điểm chớp cháy nhỏ hơn 60o C hay 140o F ).
Chất thải rắn dễ cháy ( H4.1 ) : là chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do ma sát trong các điếu kiện vận chuyển.
Chất thải có khả năng tự bốc cháy ( H4.2 ) : là chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điếu kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy
Chất thải tạo ra khí dễ cháy:là chất tahir khi tiếp xúc với nước,có khả năng tự bốc cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm.
• Chất oxy hóa ( OH — H5.1 ) :
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
44 4
Chất thải oxy hoá là các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
• Chất ăn mòn ( AM - H8) :
Chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau :
Là chất thải, thông qua các phản ứng hóa học sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc
Trong trường hợp các chất thải nguy hại có tính ăn mòn rò rỉ nó sẽ phá hủy các vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính acid mạnh ( p nhỏ hơn hoặc bằng 2 ), hoặc kiềm mạnh ( pH lớn hơn hay bằng 12,5 )
• Chất thải có tính độc (Đ) :
Độc cấp tính ( H6.1 ) : là các chất thải có thể gây tử vong, tổn
thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
Độc từ từ hoặc mãn tính ( H11 ): chât,thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
Sinh khí độc ( H10 ) : là các chât thải có chứa các thành phần màkhi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ phải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
Chât thải có tính độc sinh thái ( ĐS - H12 ) :Chât thải được xem là chât thải nguy hại có tính độc sinh thái khi có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học hoặc gây tác hại đến các sinh vật.
Chất thải dễ lây nhiễm ( LN - H6.2 ) :
Chât thải được coi là nguy hại và có đặc tính lây nhiễm khi chât thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật.
2)Thùng chứa chất thải nguy hại:
Tất cả các loại chất thải nguy hại đều phải được chứa trong vật chứa bằng vật liệu tương thích với nó.
Thùng chứa hóa chất thải phải thõa mãn các yêu cầu sau :
• Tương thích với hóa chất thải ( kiểm tra MSDS )
• Thùng chứa phải chắc chắn, không bị rò rỉ hay thủng
• Kích thước phù hợp
• Phải luôn luôn được đậy kín trừ trường hợp thêm chất thải vào
• Phải được dán nhãn cảnh báo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
44 4
3)Vật liệu tương thích:
Chất thải phải được chứa trong những vật liệu tương thích với nó tránh trường hợp hình thành các sản phẩm phụ không mong muốn trong quá trình lưu giữ tạm thời trước khi chuyển cho đơn vị xử lý.
Nhãn dán hóa chất thải hoặc MSDS phải cung cấp các thông tin không tương thích với các chất khác. Thông thường, thùng chứa chất thải nguy hại phải được phân loại theo đặc tính của chất thải như sau :
Bắt lửa/dể cháy Dạng peroxide
Tự cháy Oxh
Nổ Ăn mòn
Acid Bazo
4)Nhãn dán chất thải nguy hại:
Nhãn dán chất thải phải bao gồm các thông tin sau:
Phải luôn được ghi đầy đủ các thông tin về đặc tính của chất thải nguy hại Tên của người chịu trách nhiệm cho việc thu gom chất thải, vị trí và số điện thoại liên lạc
Ngoài nhãn dán còn có thể dán các nhãn cảnh báo.
Nếu chất thải dưới dạng dung dịch hỗn hợp cần ghi rõ thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp.
Không được bôi hay xoá bất kỳ thông tin trên nhãn dán:
Nhãn dán phải được in bằng chất liệu không thấm nước đề phòng trường hợp nhoà các thông tin trên nhãn dán
Khi thùng chứa chất thải đã đẩy, thông tin trên nhãn dán chất thải phải được tóm tắt tổng thể tích chứa trong thùng chứa.
Cần ghi mã chất thải của khoa - phòng phát sinh chất thải
5)Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại:
Nơi lưu giữ chất thải nguy hại phải đảm bảo an toàn và đảm bảo các yêu cầu về khu vực lưu giữ tạm thời.Thỏa mãn các điều kiện sau:
• Phải có dán nhãn “ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại “
• Có sự kiêm soát của nhân viên quản lý phòng thí nghiệm . Phân loại và lưu giữ cách biệt các chất không tương thích với nhau.
• Chất thải nguy hại dưới dạng lỏng phải được chứa trong thùng chứa thứ hai
• Nơi lưu giữ phải có các thông tin : số điện thoại khẩn cấp và bảng MSDS, các thông tin khi gặp sự cố,...
•
6)Xử lí chất thải nguy hại trước khi thải bỏ:
Nước thải từ các phòng thí nghiệm thường chứa các hóa chất độc hại với nồng độ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quy định. Các hóa chất độc hại khu vực này thường là các kim loại nặng ( Cd, Ni, Cr, Cu, Zn, Hg, Pb,...), các chất có tính acid hay kiềm ( H2SO4, HCl, HNO3, CH3COOH, NaOH, Na2CŨ3,...), các chất khó phân hủy ( thuốc thử hữu cơ ) và các hợp chất dung môi hữu cơ nhóm dung môi ( toluen, xylen, MEK, CHCI3,...), các ion như CN-, các dung dịch có tính acid, các dung dịch có tính kiềm, Một lượng đáng kể các kim loại kiềm cũng được phát thải vào trong môi trường như Na, K, Li, hợp kim Na - K.
Việc xử lí một số chất trước khi thải bỏ cần chú ý và cẩn trọng:
Các dung dịch chứa CN- :
Dung dịch có chứa ion CN- trong phân tích Pb được thu gom và lưu trữ riêng. Tuyệt đối không đổ lẫn acid vào tránh sự tạo thành của acid HCN rất nguy hiểm. Khi đủ số lượng dung dịch cần phải xử lý cần phải khử độc bằng dung dịch KMnO4 hoặc FeSO4. Sau đó pha loãng thành nhiều lần trước khi xả bỏ.
Các dung dịch có tính acid :
Các dung dịch có tính acid phải được thu gom vào bình đựng bằng vật liệ u Polyethylene. Trung hòa bằng kiềm đến pH 9. Tách cặn lắng có thể chứa các kim loại nặng để xử lý riêng . Phần nước trong được trung hòa đến pH trung tính trước khi xả thải vào loại bỏ.
Các dung dịch có tính kiềm :
Các dung dịch có tính kiềm phải được thu gom vào bình đựng bằng vật liệu Polyethylene. Trung hòa bằng kiềm đến pH 9. Tách cặn lắng có thể chứa các kim
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
44 4
loại nặng để xử ly riêng . Phần nước trong được trung hòa đến pH trung tính trước khi xả thải vào loại bỏ.
Các dung dịch thuốc thử hữu cơ khó phân hủy :
Dầu mỡ và các dung dịch thuốc thử khó phân hủy trong phòng thí nghiệm được thu gom vào chai thủy tinh ( không sử dụng đồ nhựa - polyethylene ).
Khi đủ số lượng, cho than hoạt tính vào lăc đêu và ngâm khoảng 30 phút. Phần nước trong xả thải, phần than đã hấp thụ các chất hữu cơ được tách ra đem đốt.
Các dung dịch chứa các anion dễ kết tủa :
Trong dung dịch phòng thí nghiệm nếu có các anion dễ kết tủa như SO42-, PO43-, C2O42-,... cần tham khảo bảng số tính tan của các muối để có thể kết tủa chúng. Phần nước trong pha loãng và xả thải. Phần kết tủa đem bêtông hóa để chôn lấp an toàn.
Các dung dịch có các anion khó kết tủa :
Dung dịch có chứa các anion khó kết tủa như nhóm halogen ( Cl-, Br-, I-, NO3", .) chỉ có thể trung hòa đến trung tính rồi pha loãng nhiêu lần trước khi xả thải.
Loại bỏ các mẫu kim loại kiêm còn sót lại sau quá trình phân tích - thí nghiệm.
Đối với các mãnh vụn liti có thể hòa tan trong một lượng lớn nước lạnh ( tiến hành trong tủ hút ). Còn mạt liti do có khả năng phản ứng rất mạnh, vì vậy phải dùng một lượng nhỏ etanol phân hủy dần dưới lớp dung môi hydrocarbon.
Đối với Natri : với một lưong nhỏ hơn 5g cần được phân hủy chậm trong cốc sứ bằng từng phần nhỏ ethanol cho đến lúc hòa tan.
Đối với Kali : cho vào kali thải một hỗn hợp ether petol và isopropanol khan ( tỉ lệ 1 : 1 ). Không được phép trộn lẫn các mãnh Natri và Kali thải chung với nhau do khi hai kim loại này tiếp xúc với nhau sẽ tạo ra một hợp kim với tỉ lệ nhất định,kim loại sẽ tồn tại trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng,đây là hợp chất nguy hiểm.