Xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn Lake Side

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại nhà hàng Á Đông – Khách sạn quốc tế Asean (Trang 32 - 34)

3.2.1. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động

Khách sạn Lake Side có đội ngũ nhân viên nhiệt tình nhưng lại hạn chế về kỹ năng chuyên môn và ngoại ngữ. Để có thể tạo ra đội ngũ nhân viên thực hiện tốt các công việc thì nhất thiết phải quan tâm đến công tác đào tạo trong và ngoài khách sạn. Xác định các đối tượng được đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo, đối tượng truyền đạt giảng dạy, thời gian, địa điểm… Hiện nay đối tượng nhân viên cần được nâng cao tay nghề là nhân viên phục vụ bàn tại khách sạn.

Khi tuyển dụng nhân viên, khách sạn cần bố trí công việc hợp lý, phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân hay từng nhóm tránh sự chồng chéo.

Đánh giá nhân viên giúp cho nhà quản trị nắm bắt được thực trạng chất lượng phục vụ của nhân viên tạo cơ sở cho việc đưa ra quyêt định khen thưởng, kỷ luật, đào tạo nâng cao tay nghề. Hiện nay việc đánh giá nhân viên của khách sạn đôi khi còn dựa trên ý kiến chủ quan của lãnh đạo. Do vậy, việc đánh giá không đảm bảo tính khách quan. Để khắc phục tình trạng này, khách sạn nên có mẫu phiếu cho nhân viên tự đánh giá, tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng.

3.2.2. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận nhà hàng

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố hữu hình giúp cho khách hàng có những cảm nhận và đánh giá về chất lượng dịch vụ trước khi mua. Khách hàng sẽ không đánh giá chất lượng dịch vụ là cao khi khách sạn có cơ sở vật chất cũ kĩ, các trang thiết bị lạc hậu, thiếu sự đồng bộ. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên của khách đối với khách sạn có tốt hay không phụ thuộc vào cơ sở vật chất kĩ thuật tại khách sạn – những cái mà họ có thể nhìn thấy được. Cơ sở vật chất càng hiện đại thì khách hàng càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của khách sạn.

Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiệc khác, khách sạn Lake Side cần:

- Đầu tư, sửa chữa, mua và thay thế các trang thiết bị đã bị hỏng hóc, quá cũ kĩ. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các hệ thống trong phòng tiệc, các thiết bị như: điều hòa, quạt thông gió, hệ thống bếp…

- Phòng tiệc cần được trang bị hệ thống bàn ghế đồng bộ, có tính thẩm mỹ đem lại sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng.

- Đồng bộ hóa các tiện nghi, dụng cụ phục vụ tiệc như: bát đũa, cốc chén, khăn trải bàn… Thường xuyên kiểm tra thay thế các vật dụng đã bị sứt, mẻ để đồng bộ hóa cả về hình thức lẫn chất lượng.

- Đối với khu vực nhà bếp, cần kiểm tra thường xuyên hệ thống bảo quản thực phẩm, dụng cụ nấu nướng, hệ thống thoát nước trong bếp tránh ứ đọng các rác thải ảnh hưởng đến vệ sinh chung.

- Khách sạn cần đưa ra các quy định về bảo vệ tài sản trong khách sạn, quy định bảo quản trang thiết bị phục vụ, hướng dẫn cách sử dụng và giám sát chặt chẽ ý thức thực hiện của nhân viên.

3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm ăn uống

Khách hàng khi đến tham dư tiệc tại khách sạn không chỉ chung vui cùng chủ tiệc mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn, đồ uống của khách sạn. Khách hàng luôn bị cuốn hút bởi các món ăn mới lạ, hấp dẫn. Đa số khách tham gia tiệc đều là những người có kinh nghiệm trong tiêu dùng dịch vụ tiệc, vì vậy họ dễ bị nhàm chán bởi thực đơn không có sự khác biệt so với những bữa tiệc họ đã tham gia.

Yêu cầu đặt ra là phải tạo ra thực đơn vừa đảm bảo sự tươi mới, hấp dẫn với khách hàng, vừa đảm bảo doanh thu cho khách sạn, cần thiết:

- Khuyến khích nhân viên, cụ thể bếp trưởng đến những đầu bếp phụ thường xuyên học hỏi, tìm tòi sáng tạo các món ăn mới, nâng cao tay nghề cho nhân viên, có sự ưu đãi với các ý tưởng của họ.

- Điều tra thị hiếu của khách hàng, các thói quen sở thích ăn uống để hoàn chỉnh thực đơn theo mùa, theo tính chất bữa tiệc.

3.2.4. Kiểm soát nguồn cung ứng nguyên liệu, hàng hóa

Nguyên liệu, hàng hóa vật tư là những yếu tố đầu vào để khách sạn sản xuất ra các dịch vụ bán cho khách hàng. Vì vậy, cần phải có hàng hóa, nguyên liệu dự trữ đầy đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Khách sạn Lake Side cần có biện pháp quản lý các vật tư như sau:

- Lập kế hoạch về việc cung ứng nguyên liệu, hàng hóa, vật tư đầu vào cụ thể chi tiết về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá … Có khung hướng dẫn chỉ tiêu thu mua để thuận tiện cho việc nhập kho hàng hóa dễ dàng hơn. Chú trọng công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

- Duy trì nguồn hàng tin cậy, thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng để đảm bảo hàng hóa, nguyên liệu kịp thời khi nhu cầu khách sạn tăng lên bất ngờ.

- Lựa chọn nhà cung ứng, khách sạn nên đưa ra yêu cầu về giá cả, cung ứng đều đặn theo nhu cầu của khách sạn và giao hàng đúng thời gian.

3.2.5. Nâng cao công tác kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm

Chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm cho phép đánh gái chất lượng sản phẩm ăn uống của khách sạn, bởi món ăn đồ uống không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe khách tiêu dùng và uy tín của khách sạn. Chính vì vậy, khách sạn cần mời

chuyên gia hay cán bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đến kiểm tra định kỳ nguyên liệu, thực phẩm.

3.2.6. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận bàn vè các bộ phận khác trong khách sạn nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ tiệc

Dịch vụ tiệc không chỉ do bộ phận nhà hàng chịu trách nhiệm thực hiện mà đòi hỏi sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ với các bộ phận khác trong khách sạn.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận giúp thông tin trao đổi dễ dàng, thông suốt, các bộ phận thực hiện công việc của mình đạt hiệu quả cao hơn. Qua đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nói chugn và dịch vụ tiệc nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại nhà hàng Á Đông – Khách sạn quốc tế Asean (Trang 32 - 34)