1. Tính cấp thiết của đề tài
* Về mặt lý luận
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong mấy năm qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi nước ta tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa một cách sâu rộng, toàn diện.Trong khi công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy mô lớn thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước, tạo ra “bộ xương sống”- là cơ sở của nền tảng cho nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và cơ chế tài chính một cách chặt chẽ ở cả tầm quản lý vi mô và vĩ mô đối với công tác xây dựng cơ bản.
* Về mặt thực tiễn
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thực hiện cơ chế hạch toán độc lập và tự chủ đòi hỏi các đơn vị phải trang trải được chi phí bỏ ra và có lãi. Hơn nữa, trong cơ chế quản lý xây dựng cơ bản hiện nay, các công trình xây lắp có giá trị lớn phải tiến hành đấu thầu. Vì vậy, để có thể đưa ra giá thầu hợp lý nhất, đem lại khả năng trúng thầu cao đòi hỏi doanh nghiệp phải hạch toán một cách chính xác chi phí bỏ ra, không làm lãng phí vốn đầu tư. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất chính xác sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành giúp cho doanh nghiệp xác định được kết quả sản xuất kinh doanh. Từ đó kịp thời đề ra các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất là yêu cầu thiết thực và là vấn đề được đặc biệt quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp xây lắp mà còn của toàn xã hội.
Kết hợp với khảo điều tra trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Hải Dương tôi nhận thấy hoạt động kế toán chi phí xây lắp tại công ty vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục