tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội
3.2.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tiệc cưới tại khách sạn Holidays Hà Nội
3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác quảng cáo dịch vụ tiệc cưới của khách sạn
Nội dung giải pháp: chú trọng tập chung quảng cáo trên website của khách sạn, có biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả các kênh quảng cáo khác như TV, sách báo, tạp chí…
Hình ảnh của khách sạn được khách hàng biết đến nhiều nhưng chủ yếu là dịch vụ lưu trú, còn các dịch vụ ăn uống đặc biệt là dịch vụ tiệc cưới chưa được khách hàng biết đến nhiều. Trên trang web của khách sạn chỉ có thông tin chung về dịch vụ ăn uống mà không có mục riêng biệt cho dịch vụ tiệc cưới, thông tin về tiệc cưới còn sơ sài, mang tính chung chung, thông báo, chưa cung cấp đủ thông tin cho khách hàng về thực đơn, mức giá dự kiến và một số hình ảnh tham khảo. Để nâng cao hiệu quả quảng cáo qua Internet, trước hết khách sạn phải nâng cấp website của khách sạn, giới thiệu cụ thể hơn về dịch vụ tiệc cưới của khách sạn với thực đơn và mức giá dự kiến để khách sạn tham khảo. Khách sạn cần thuê chuyên gia về công nghệ thông tin để duy trì phát triển trang web, cập nhập những thông tin cần thiết về dịch vụ tiệc cưới lên website. Chi phí bỏ ra cho công tác này không quá cao, nhưng hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn.
Ngoài ra, khách sạn cũng cần xây dựng mối quan hệ với các tạp chí về du lịch như tạp chí Du Lịch Việt Nam trong việc quảng bá, giới thiệu dịch vụ khách
sạn nói chung và dịch vụ tiệc cưới nói riêng tới đông đảo khách hàng. Trong quá trình quảng bá, khách sạn cần nhấn mạnh những lợi thế trong kinh doanh dịch vụ tiệc cưới của khách sạn để thu hút khách hàng, đặc biệt là lớp khách hàng tiềm năng mà khách sạn đang hướng tới. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho đài truyền hình tác nghiệp tại khách sạn, đề xuất việc xây dựng chương trình về dịch vụ tiệc cưới của khách sạn sẽ tạo lên tính lan truyền mạnh mẽ trong công tác quảng cáo. Tuy nhiên chi phí cho công tác quảng cáo này tốn kém hơn nhiều so với quảng cáo qua Internet nhưng hiệu quả nó mang lại cũng rất cao, nhà quản trị cần cân nhắc kỹ giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả thu về, tránh việc tăng chi phí quảng cáo làm giảm hiệu quả kinh doanh.
3.2.1.2. Chú ý hơn đến tính nghệ thuật trong trang trí món ăn
Nội dung giải pháp: Nâng cao tay nghề của nhân viên bếp, chú trọng hơn tới tính nghệ thuận trong trang trí món ăn tiệc cưới.
Món ăn trong tiệc cưới vốn là những món cầu kỳ và ít được sử dụng trong bữa ăn hằng ngày, nên ngoài cách chế biến, mùi vị món ăn thì còn cần quan tâm hơn tới nghệ thuật trang trí món ăn. Bày món ăn đẹp mắt, màu sắc hài hòa, đem lại cảm giác ngon miệng cho khách hàng trước khi họ thưởng thưởng thức bằng vị giác.
Để tăng tính nghệ thuận trong trang trí món ăn, các đầu bếp bộ phận tiệc cần được đào tạo thêm. Do tính chất đại trà, phục vụ vụ khối lượng lớn nên những phụ gia trang trí cho món ăn như hoa cắt tỉa từ rau củ phải được chuận bị từ trước. Ngoài những loại phụ gia trang trí quen thuộc như hoa ớt, hoa hồng từ cà chua… khách sạn cũng cần sáng tạo thêm các mẫu trang trí hấp dẫn hơn, kích thích mọi giác quan của khách hàng khi thưởng thức món ăn.
Công tác đào tạo đầu bếp không quá tốn kém do đầu bếp trong khách sạn đã có tay nghề nên việc đào tạo không mất quá nhiều thời gian. Để tiết kiệm chi phí, khách sạn chỉ cần cử một vài đầu bếp có tay nghề và khả năng lĩnh hội tốt đi đào tạo, sau đó về truyền đạt, đào tạo cho những người còn lại.
3.2.1.3. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên bộ phần tiệc
Nội dung giải pháp: Mời chuyên gia đào tạo về ngoại ngữ trong lĩnh vực phục vụ khách sạn về bồi dưỡng cho nhân viên.
Giáo viên giảng dạy phải có trình độ và khả năng truyền đạt tốt. Các lớp hộc cần bố trí thời gian hợp lý để phù hợp với nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên vừa học vừa làm. Để làm được điều này, phòng nhân sự kết hợp với trưởng bộ phận xếp lịch làm việc cho nhân viên phù hợp.
Để nâng cao hiệu quả đào tạo, cần áp dụng các phương pháp giảng dạy mới như học theo nhóm, xử lý tình huống để tăng sự chủ động và khả năng xử lý tình huống của nhân viên. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra chất lượng học ngoại ngữ của nhân viên để có thể đáng giá hiệu quả trong công tác đào tạo để có sự điều chỉnh cần thiết.
Vấn đề đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên đã được khách sạn quan tâm từ lâu nhưng hiệu quả mang lại không như khách sạn mong muốn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên không được cải thiện nhiều. Bởi vậy song song với công tác đào tạo thì việc kiểm soát hiệu quả đào tạo cũng cần chú trọng để tránh lãng phí ngân sách đào tạo của khách sạn. Kết thúc một khóa đào tạo ngoại ngữ, học viên phải làm một bài kiểm tra xem trình độ học có đạt yêu cầu đặt ra hay không. Nếu đạt yêu cầu nhân viên sẽ được cấp chứng chỉ, được ghi vào điểm thi đua hàng năm, căn cứ để tính mức tăng lương, thưởng cho nhân viên sau này.
3.2.1.4. Giảm thiểu chi phí, kiểm soát nguồn cung ứng vật tư, nguyên liệu hàng hóa
Tuy doanh thu của bộ phận tiệc cưới năm 2009 có tăng so với năm 2008 nhưng hiệu quả kinh doanh lại không tăng, đó là do chi phí tăng nhanh hơn so với doanh thu, điều này làm cho lợi nhuận tăng ít hơn. Ngoài ra, chi phí tăng khiến cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo để bù vào chi phí bỏ ra, điều này làm cho giá của dịch vụ tiệc cưới cao hơn, giá không có tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh dịch vụ tiệc cưới. Việc giảm thiểu chi phí cần chú trọng nhất là chi phí các nguyên liệu đầu vào, hàng hóa, vật tư, việc bảo quản các nguyên liệu, hàng hóa tươi sống, đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu.
Nội dung đề xuất: Lập kế hoạch kiểm soát nguồn cung ứng, lựa chọn nhà cung ứng uy tín, thiết lập quan hệ tốt với các nhà cung ứng hàng hóa, vật tư, đảm bảo chất lượng hàng hóa nguyên liệu vật tư nhập vào. Quan tâm hơn nữa tới việc bảo quản hàng hóa, nguyên liệu tươi sống để dự trù cho các bữa tiệc với số lượng lớn.
Khi lập kế hoạch về nguồn cung ứng phải cụ thể, chi tiết về số lượng, chủng loại, giá cả. Riêng đối với nguyên liệu tươi sống cần có khung giá hướng dẫn với tiêu chuẩn chuẩn chất lượng tương ứng giúp cho việc giám sát dễ dàng hơn. Mặt khác hiện nay các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm làm cho nguồn nguyên liệu tươi sống bị eo hẹp đe dọa đến chất lượng nên khách sạn cần thắt chặt hơn các biện pháp kiểm tra an toàn thực phẩm. Có thể thêm vào thực đơn các món ăn thủy hải sản như tôm, cua, mực, cá…
Để việc cung ứng vật tư, nguyên kiêu, hàng hóa diễn ra liên tục, thường xuyên và đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đúng về thời gian thì khách sạn cần xây dựng quan hệ bạn hàng tin cậy với người cung ứng thường xuyên, bán hàng theo hợp đồng có đảm bảo và thanh toán theo hình thức trả chậm. Điều này không chỉ giúp cung ứng cho khách sạn kịp thời, đầy đủ mà còn mang lại nhiều lợi ích như giá cả hợp lý, thanh toán linh hoạt, chất lượng đạt như mong muốn. Hơn nữa có thể đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu đột xuất của khách sạn khi số lượng khách tăng đột xuất.