Cắt bằng tia Lade

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành hàn cắt kim loại trong đóng tàu địa điểm công ty đóng tàu bạch đằng (Trang 29 - 32)

Phạm vi tiêu chuẩn và dung sai cho phép đối với độ lệch tính theo góc vuông hoặc cạnh vát của mép cắt và độ nhám của mép cắt phải được Đăng kiểm đồng ý

PHẦN 4 : TÍNH TOÁN GIÁ THÀNH HÀN

4.1.Định mức chi phí hàn

- Khái niệm: Định mức chi phí hàn cho một phân đoạn tàu vỏ thép là tổng chi phí dự tính để hoàn thành tất cả các mối hàn ( gồm chi phí vật liệu hàn cần thiết, chi phí nhân công, chi phí điện năng và chi phí chung có lien quan ) trên phân đoạn cần tính.

Phương pháp xây dựng định mức : thông thường các nhà máy đóng tàu xây dựng định mức chi phí hàn bằng cách kết hợp cả ba phương pháp xác định định mức đã nêu ở trên ( phương pháp kỹ thuật, phương pháp xây dựng dựa trên kinh nghiệm, phương pháp điều chỉnh).

Các nhân tố ảnh hưởng đến định mức chi phí hàn

Trình độ tay nghề và tinh thần làm việc của công nhân Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà máy

Trình độ chuyên môn và khả năng quản lí của người quản lí Tiến độ đề ra

4.2.Cơ sở lý thuyết tính toán định mức chi phí hàn trong đóng tàu 4.2.1.Chi phí vật liệu hàn

Từ lượng kim loại đắp cần thiết, có thể tính được lượng vật liệu hàn sẽ sử dụng để tạo ra mối hàn cụ thể và chi phí tương ứng. Chi phí cho vật liệu hàn có thể bao gồm chi phí điện cực ( que hàn hoặc dây hàn ) , khí bảo vệ hoặc thuốc hàn. Tính khối lượng kim loại đắp căn cứ vào các kích thước hình học của mối hàn.

4.2.2.Chi phí điện cực

Định mức tiêu hao HE (kg) của que hàn ( dây hàn ) cho một mối hàn được xác định theo chiều dài mối hàn lh (m) và định mức tiêu hao đơn vị GE ( trên 1 m mối hàn) được xác định bằng công thức:

HE=GE.lh(kg)

Chi phí thuốc hàn trong hàn dưới lớp thuốc liên quan đến khối lượng kim loại đắp và có thể tính toán theo công thức :

Cth = Gth x Hth

Trong đó:

Cth là chi phí thuốc hàn cho mối hàn[đồng]; Gth là giá thuốc hàn [đồng/kg];

Hth là định mức tiêu hao thuốc hàn cho mối hàn [kg]

4.2.4.Chi phí khí bảo vệ:

Chi phí cho khí bảo vệ lien quan đến thời gian cần thiết để tạo mối hàn. Khí bảo vệ thường được sử dụng với lưu lượng nhất định.

Định mức tiêu hao khí bảo vệ cho sản phẩm hàn Hg (lít) được xác định theo phương trình sau.

Hg = Qg.lh + Qph

Ở đây: Qg – định mức tiêu hao nhiên liệu trên 1 m mối hàn [lít/m]; lh – chiều dài mối hàn (m);

Qph –tiêu hao phụ của khí trong các nguyên công chuẩn bị, kết thúc.

4.2.5.Chi phí sứ lót

Một miếng sứ lót ( gồm nhiều miếng nhỏ dính lại với nhau ) dài 1m Số miếng sứ cần dùng để lót mối hàn tự động

n = Ltđ/1 = Ltđ (miếng)

Trong đó, n được làm tròn đến phần nguyên

Chi phí sứ lót: Csl = n x Gsl

Với: Gsl:đơn giá sứ (đồng/miếng)

4.2.6. Chi phí lao động

Chi phí lao động là yếu tố lớn nhất tạo nên chi phí mối hàn ( sẽ giảm khi chuyển từ hàn tay sang hàn bán tự động và hàn tự động). Một khi đã tính được khối lượng kim loại đắp có thể xác định được chi phí vật liệu hàn cần thiết ( phần trên đã nêu). Lượng kim loại đắp, hay lượng vật liệu hàn cần thiết còn là cơ sở để tính thời gian cần thiết cho việc tạo thành mối hàn ( hay vật hàn)

4.2.7. Chi phí chung

Chi phí chung bao gồm nhiều yếu tố, cả trong nhà máy lẫn văn phòng : lương cho cán bộ lãnh đạo nhà máy, cán bộ giám sát sản xuất, cán bộ kiểm tra, nhân viên bảo dưỡng, bảo vệ…những người mà thời gian công tác không thể gán trực tiếp vào công việc hàn hay vật hàn cụ thể.

4.2.8. Chi phí điện năng

Chi phí điện năng thường được coi là một phần cảu chi phí chung. Tuy nhiên, khi cần so sánh các phương án chế tạo khác nhau hoặc các phương án công nghệ hàn khác nhau, nên đưa chi phí điện năng vào tính toán

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành hàn cắt kim loại trong đóng tàu địa điểm công ty đóng tàu bạch đằng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w