Chứng chỉ kỹ thuật viên kiểm tra không phá huỷ

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành hàn cắt kim loại trong đóng tàu địa điểm công ty đóng tàu bạch đằng (Trang 26 - 28)

Người thực hiện kiểm tra không phá huỷ (NDT) với mục đích đánh giá chất lượng mối hàn trong đóng mới được đề cập đến trong tiêu chuẩn này phải được chứng nhận theo qui phạm của Đăng kiểm hoặc chương trình chứng nhận quốc tế hoặc quốc gia được công nhận. Bản ghi kết quả và chứng chỉ của kỹ thuật viên phải được cất giữ và trình cho Đăng kiểm khi được kiểm tra.

4)Vật liệu

Tất cả vật liệu, kể cả que hàn, sử dụng cho các thành phần kết cấu thân tàu phải được Đăng kiểm công nhận dựa trên các bản vẽ thiết kế kết cấu và phải thoả mãn các Yêu cầu thống nhất (UR) tương ứng của Hiệp hội đăng kiểm quốc tế (IACS). Các khuyên nghị bổ sung sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

Tất cả vật liệu phải được sản xuất tại cơ sở được Đăng kiểm duyệt để sản xuất loại và cấp sản phẩm đó

4.2 Dung sai chiều dày cho phép

Đối với thép tấm phẳng dùng làm kết cấu thân tàu có chiều dày từ 5mm trở lên kể cả thép có độ bền thông thường và thép có độ bền cao, dung sai chiều dày lớn nhất cho phép là –0,3 mm. Chiều dày có thể được đo tại các vị trí bất kỳ cách mép ít nhất 10mm. Các vết lõm bề mặt cục bộ là các vị trí được mài để loại bỏ các khuyết tật có thể được bỏ qua với điều kiện các vị trí đó được mài theo đúng với các yêu cầu của “Trạng thái bề mặt”.

4.3 Trạng thái bề mặt

4.3.1 Các định nghĩa

Khiếm khuyết nhỏ: rỗ, vết lằn do cán, cong vênh, vết lăn, xước và đường rãnh. Khuyết tật: Nứt, tróc vỏ, dính cát, cạnh sắc và các khiếm khuyết không vượt quá giới hạn nhưng có diện tích rộng hơn 5% diện tích bề mặt.

Độ sâu của các khiếm khuyết và khuyết tật: là chiều sâu đo từ bề mặt của sản phẩm.

4.3.2 Tình trạng không cần sửa chữa

Các khiếm khuyết nhỏ theo giới hạn có thể cho phép không cần sửa chữa.

4.3.3 Sửa chữa các khuyết tật

Các khuyết tật phải được sửa chữa bằng phương pháp mài hoặc hàn bất kể số lượng và cỡ. Sửa chữa bằng phương pháp mài có thể thực hiện trên toàn bộ bề mặt và tới độ sâu bằng với dung sai chiều dày cho phép đưa ra trong mục 4.2. Tổng số sửa chữa bằng phương pháp hàn và mài làm giảm chiều dày danh nghiã hơn 0.3 mm phải không lơn hơn 2% diện tích bề mặt.

4.3.4 Sửa chữa bằng phương pháp mài

Đối với diện tích mài có chiều dày nhỏ hơn chiều dày cho phép trong mục 4.2, chiều dày danh nghĩa không được phép giảm đi 7% hay 3mm, lấy giá trị nhỏ hơn. Mỗi diện tích mài không lớn hơn 0,25 m2.

Nhứng khuyết tật phải được loại bỏ bằng phương pháp mài. Việc loại bỏ hoàn toàn khuyết tật phải được kiểm tra bằng phương pháp từ tính hoặc kiểm tra nhuộm màu. Diện tích mài phải được chuyển tiếp trơn tru sang các khu vực xung quanh.

4.3.5 Sửa chữa bằng phương pháp hàn

Các khuyết tật cục bộ, không thể sửa chữa bằng phương pháp mài, có thể bằng phương pháp đục hoặc mài, sau đó hàn theo qui trình hàn được Đăng kiểm duyệt. Diện tích hàn không rộng hơn 0.125m2. Việc chuẩn bị bề mặt để hàn không được làm giảm chiều dày danh nghĩa của sản phẩm dưới 80%. Việc hàn phải được hoàn thành chỉ bằng một lớp kim loại hàn và phải cao hơn bề mặt sản phẩm, sau đó mài nhẵn bằng với bề mặt sản phẩm. Chất lượng của việc sửa chữa phải được kiểm tra bằng phương pháp siêu âm, từ tính hoặc nhuộm màu.

Một phần của tài liệu báo cáo thực hành hàn cắt kim loại trong đóng tàu địa điểm công ty đóng tàu bạch đằng (Trang 26 - 28)