8. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Vai trò của việc xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ
chủ chốt cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay
Khi luận bàn về vị trí, vai trò của cán bộ lãnh đạo đối với sự nghiệp cách mạng, C.Mác và Ph. Ăngghen là ngƣời đầu tiên nêu ra quan điểm khoa học về vai trò của cán bộ. Hai ông đã khẳng định: “Muốn thực hiện tƣ tƣởng thì cần có những con ngƣời sử dụng lực lƣợng thực tiễn” [40, tr.184]. Theo quan điểm của hai ông,
cán bộ là những ngƣời tiêu biểu cho phong trào cách mạng, có tri thức và trình độ nhận thức cao, biết kết hợp vận dụng lý luận cách mạng với thực tiễn để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, lãnh đạo quần chúng thực hiện các cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng. Họ phải là những ngƣời tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, có trách nhiệm cao và đƣợc quần chúng noi theo.
Kế thừa và phát triển sáng tạo tƣ tƣởng của Mác và Ăngghen về Đảng của giai cấp công nhân, V.I. Lênin đã đề ra những quan điểm quan trọng về cán bộ trong quá trình xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Theo V.I. Lênin, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trƣớc hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đƣờng lối chính trị của Đảng. Bởi vì họ vừa là ngƣời xây dựng đƣờng lối, vừa tiến hành lựa chọn phƣơng pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình vận động cách mạng, hƣớng tới mục tiêu đã đề ra. Vì thế, Lênin nhấn mạnh: “Mấu chốt là vấn đề ngƣời, vấn đề lựa chọn ngƣời” [40, tr. 132] và “trong lịch sử, chƣa hề có một giai cấp nào giành đƣợc quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra đƣợc, trong hàng ngũ của mình, những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [41, tr. 473].
V.I. Lênin, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã tổ chức và lãnh đạo Cách mạng tháng Mƣời Nga giành thắng lợi to lớn. Khi giành đƣợc chính quyền, Đảng kiểu mới của V.I. Lênin trở thành Đảng cầm quyền. Lúc này, vấn đề cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp bách hơn. Ở giai đoạn này, nhiệm vụ mới vô cùng khó khăn của Đảng Cộng sản và giai cấp công nhân là quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế, xã hội nhằm xây dựng thành công xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin yêu cầu đội ngũ cán bộ phải nỗ lực cao hơn thời nội chiến để hoàn thành sứ mệnh mới là quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Ngƣời khẳng định: “Nghiên cứu con ngƣời, tìm ra cán bộ có bản lĩnh; hiện nay đó là then chốt, nếu không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [37, tr.449].
Để có đƣợc đội ngũ cán bộ am hiểu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã
hội, một nhiệm vụ lâu dài, khó khăn và phức tạp, V.I. Lênin đã coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, lựa chọn, đề bạt cán bộ vào các cƣơng vị công tác, thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của họ, chú ý giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác cho cán bộ, chống bệnh quan liêu, xa dân, kiêu ngạo, thoái hóa biến chất.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Ngƣời đã chỉ ra những việc chủ yếu phải thực hiện nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhƣ: huấn luyện cán bộ; lựa chọn cán bộ; thƣơng yêu cán bộ; phê bình cán bộ… Trong đó, Ngƣời coi trọng việc huấn luyện cán bộ, và coi đó là “công việc gốc của Đảng”.
Hồ Chí Minh đã khẳng định “cán bộ là gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là ngƣời gần gũi, trực tiếp nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng nhân dân. Họ là cầu nối giữa chính quyền và nhân dân, là ngƣời trực tiếp giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh từ đời sống của nhân dân, tổ chức và hƣớng dẫn nhân dân thực hành đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Do đó, việc xây dựng và nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ này là vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì:
Thứ nhất, đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có tác dụng giáo dục, nêu gƣơng, quyết định hiệu quả mọi hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những ngƣời đại diện Đảng, Nhà nƣớc trực tiếp lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động ở địa phƣơng, cơ sở; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi mọi đƣờng lối, chủ trƣơngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đa số họ là những ngƣời sinh ra, lớn lên và trƣởng thành từ cơ sở, từ chính quê hƣơng mình, họ gắn bó với cơ sở. Do vậy, họ là ngƣời hiểu quần chúng nhân dân, hiểu những tâm tƣ, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn của quần chúng nhân dân; hiểu phong tục, tập quán, địa bàn mà họ
phụ trách. Đặc thù của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là khi giải quyết những công việc lớn, nhỏ họ vừa là cán bộ lãnh đạo, quản lý, lại vừa là một công dân với những mối quan hệ nhiều chiều trong thôn, xóm, làng, xã, khu dân cƣ, tổ dân phố nên cách làm việc của họ phải bảo đảm thấu tình, đạt lý. Đồng thời, họ lại là những ngƣời đại diện cho Đảng và Nhà nƣớc để lãnh đạo bà con nông dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, bảo đảm an ninh, chính trị - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. Chính đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là những ngƣời làm cho ý Đảng, lòng dân đƣợc thống nhất; làm cho Đảng và Nhà nƣớc có cơ sở ăn sâu, bám rễ trong quần chúng, tạo nên quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân, trực tiếp củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nƣớc. Quần chúng nhân dân chỉ biết tới Đảng và Nhà nƣớc thông qua đội ngũ cán bộ này. Vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhƣ là ngƣời thay mặt Đảng, Nhà nƣớc ở địa phƣơng. Phẩm chất, tài năng của họ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới uy tín của Đảng và Nhà nƣớc.
Thứ hai, đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực công tác và gìn giữ phẩm chất chính trị của ngƣời cộng sản; đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở cơ sở đƣợc thực hiện.
Qua thực tế, có thể khẳng định rằng, cơ sở địa phƣơng là môi trƣờng rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu, tu dƣỡng và trƣởng thành. Thông qua hoạt động ở địa phƣơng, cán bộ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức không ngừng đƣợc bổ sung, năng lực lãnh đạo, quản lý, phƣơng pháp, phong cách công tác đƣợc nâng lên rõ rệt.
Cấp cơ sở là đơn vị hành chính nhà nƣớc thấp nhất, gần gũi nhân dân nhất, là nơi quyền lực chính trị của nhân dân lao động đƣợc thể hiện trực tiếp và rõ rệt nhất. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở cơ sở gắn liền và phụ thuộc vào chủ thể cầm quyền mà ngƣời đại diện là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có phẩm chất năng lực tốt là điều kiện để vận dụng cơ chế, phƣơng thức thực hiện dân chủ đúng đắn, phù hợp, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Công việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở rất cụ thể. Đội ngũ cán bộ này là ngƣời trực tiếp nhận và xử lý những yêu cầu của nhân dân tại địa phƣơng nhƣ: xác nhận hồ sơ, lý lịch, ký tên, đóng dấu, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nói khác đi, họ là những ngƣời cán bộ tổ chức thực hiện chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc tại địa phƣơng. Do vậy, họ phải nắm vững đƣợc những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, cũng nhƣ mọi nghị quyết, quyết định của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng. Tất cả mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nuớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng có trở thành hiện thực sống động hay không đều phụ thuộc vào tài năng, đức độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở. Nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp sẽ thúc đẩy phong trào đi lên. Ngƣợc lại, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mà yếu kém về phẩm chất đạo đức, lối sống, hạn chế về năng lực công tác, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán thì ít có khả năng sáng tạo, thiếu mạnh dạn trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành; sẽ kìm hãm phong trào đi xuống, bị mất uy tín trƣớc nhân dân và cũng đồng nghĩa với việc Đảng bị mất uy tín với nhân dân và dân sẽ mất lòng tin vào Đảng và Nhà nƣớc.
Thứ ba, việc xây dựng và nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở còn xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của bản thân đội ngũ này trong điều kiện KTTT hiện nay.
Trong tình hình hiện nay, vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên không chỉ là vấn đề riêng của mỗi cá nhân mà ngày càng trở thành nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng đối với một Đảng cầm quyền. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 5 khoá X đã chỉ rõ nhiệm vụ: Triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng đạo đức đối với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng đối tƣợng, xây dựng cơ chế giám sát về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tổ chức thực hiện rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chống
suy thoái về tƣ tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Nghiên cứu, xây dựng, tổng kết và truyền bá rộng rãi những giá trị mới của con ngƣời Việt Nam trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc, đấu tranh chống lai căng, bắt chƣớc, lệ thuộc nƣớc ngoài”.
Ðội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có vai trò quan trọng trực tiếp đến sự phát triển nhanh, bền vững của đất nƣớc. Do đó, cần tạo sự đột phá trong công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Ðảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; xây dựng và thực hiện cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cơ chế từ chức, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm; có cơ chế quản lý, giám sát cán bộ sau bầu cử, bổ nhiệm; phân cấp mạnh hơn nữa về quản lý cán bộ. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy chế, quy định cụ thể nhằm mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai công tác cán bộ, đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, bảo đảm cho ngƣời đi bầu thật sự có quyền lựa chọn (bầu cử có số dƣ, mở rộng quyền tiến cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phƣơng án nhân sự đều phải đƣợc kiểm nghiệm trong hoạt động thực tiễn, thật sự trọng dụng ngƣời có đức - tài). Phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cơ quan có thẩm quyền và ngƣời đứng đầu tổ chức trong việc xem xét quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, cần có một đội ngũ cán bộ tƣơng ứng; họ phải có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực để đáp ứng đƣợc những đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng trong công tác cán bộ, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm và làm tốt công tác cán bộ nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, từ việc khảo sát, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đến chính sách cán bộ, nhờ đó mà những năm qua đội ngũ cán bộ, đảng viên đã trƣởng thành cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, cũng còn bộc lộ không ít yếu kém về năng lực công tác cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên
trong đó có không ít những cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Năng lực tƣ duy lý luận, còn giáo điều, mắc bệnh kinh nghiệm, dập khuôn chỉ đạo thực tiễn để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Một số cán bộ tha hóa về lối sống, đạo đức, tham nhũng, gây mất đoàn kết nội bộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân dẫn đến giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc.
Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ chủ chốt cơ sở mạnh, gƣơng mẫu, năng động, nhiệt tình nơi đó tạo ra đƣợc môi trƣờng xã hội lành mạnh và thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.
Thứ tư, đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở là nhân tố tác động tích cực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác hiện nay.
Phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không phải từ trên trời rơi xuống, không phải là bẩm sinh không thể vƣơn tới đƣợc, mà nó là kết quả của quá trình tu dƣỡng, rèn luyện bền bỉ, lâu dài của mỗi ngƣời. Do đó, đội ngũ cán bộ này phải phấn đấu là con ngƣời mới, phải luôn gƣơng mẫu trƣớc quần chúng.
Đảng ta đã chỉ rõ: Trong quá trình xây dựng CNXH hiện nay, nƣớc ta đang phải đối mặt với một số nguy cơ trong đó có nguy cơ tham nhũng đang trở thành quốc nạn, phá hoại công cuộc đổi mới. Pháp lệnh chống tham nhũng có quy định: Tham nhũng là những hành vi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức. Nạn tham nhũng phổ biến hầu nhƣ trên tất cả các lĩnh vực và đang có nguy cơ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sống còn của hệ thống chính trị; thực tế không ít cán bộ, đảng viên đã tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt của công, làm thất thoát, thiệt hại tài sản, tiền bạc của Nhà nƣớc; hay còn bảo kê cho các băng