Khái niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 28 - 31)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Khái niệm về đội ngũ cán bộ chủ chốt

Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ chủ chốt. Để nhận thức đầy đủ và đúng đắn vấn đề này, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm sau đây:

Thứ nhất, khái niệm “cán bộ”: “Cán bộ: 1. Ngƣời làm việc trong cơ quan nhà nƣớc – cán bộ nhà nƣớc. 2. Ngƣời giữ chức vụ, phân biệt với ngƣời bình thƣờng, không giữ chức vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc” [61, tr.249]. Theo Điều 1 Pháp lệnh của Ủy ban thƣờng vụ quốc hội số 2 – L/CTN ngày 26 tháng 2 năm 1998 nói về cán bộ, công chức: “Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc”.

Hồ Chí Minh đã đƣa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Ngƣời: “Cán bộ là ngƣời đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” [53, tr.33].

Từ những định nghĩa nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng để chỉ những ngƣời ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng đƣợc tổ chức đó phân công. Nhƣ vậy, dù có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ, nhƣng có thể khái quát lại thành hai cách hiểu cơ bản:

Một là, cán bộ là những ngƣời giữ chức vụ trong một cơ quan hay một tổ chức để phân biệt với ngƣời không có chức vụ.

Hai là, cán bộ bao gồm những ngƣời trong biên chế nhà nƣớc, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp nhà nƣớc và các lực lƣợng vũ trang nhân dân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cơ sở.

Từ những quan niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, ngƣời cán bộ có những đặc trƣng cơ bản sau: Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị; cán bộ đƣợc sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị… lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động; cán bộ đƣợc hƣởng lƣơng và chính sách đăi ngộ căn cứ vào nội dung, chất lƣợng hoạt động và thời gian công tác của họ; cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cán bộ đƣợc bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.

Thứ hai, khái niệm “chủ chốt” là “quan trọng nhất, có tác dụng làm nòng cốt. Cán bộ chủ chốt của phong trào” [76, tr.174].

Thứ ba, khái niệm “cán bộ chủ chốt”: Từ những nội dung trình bày nêu trên, có thể hiểu “cán bộ chủ chốt” là ngƣời có chức vụ, nắm giữ các vị trí quan trọng, có tác dụng làm nòng cốt trong các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy của một cấp nhất định; ngƣời đƣợc giao đảm đƣơng các nhiệm vụ quan trọng để lãnh đạo, quản lý, điều hành bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên và cấp mình về lĩnh vực công tác đƣợc giao.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt có những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau: là những ngƣời đại diện một tổ chức, một tập thể… chủ yếu do bổ nhiệm hoặc bầu cử, giữ một chức vụ trọng yếu trong cơ quan Đảng, chính quyền (cấp trƣởng, cấp phó); trƣởng các đoàn thể và là những ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc cấp trên và cấp mình về mọi hoạt động của địa phƣơng, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác đƣợc đảm nhận.

Là ngƣời có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trong việc xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, phƣơng pháp công tác; đề ra các quyết định và tổ chức thực hiện tốt các quyết định của cấp mình hoặc cấp trên giao. Kiểm tra, giám sát, kịp

thời chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc; bổ sung, điều chỉnh kịp thời những giải pháp mới khi cần thiết; đúc rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận. Đồng thời, cán bộ chủ chốt còn là ngƣời giữ vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng nội bộ tổ chức vững mạnh.

Từ nhận thức đó, đặc biệt theo Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn; Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn; Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ công chức xã, phƣờng, thị trấn; tác giả luận văn đề cập đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của xã, phƣờng, thị trấn ở tỉnh Hải Dƣơng bao gồm các chức danh: Bí thƣ, Phó Bí thƣ Đảng uỷ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND.

Cấp cơ sở là địa bàn có vị trí hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp tổ chức mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phƣơng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; là nơi kiểm nghiệm, phản ánh cung cấp một cách khách quan những căn cứ cho việc bổ sung, hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở, luôn tăng cƣờng xây dựng, củng cố, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ này. Về lý luận cũng nhƣ về mặt thực tiễn, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vững mạnh sẽ là một trong những nguồn cán bộ quan trọng cung cấp cho Đảng và Nhà nƣớc. Đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cấp cơ sở không những là cái khâu liên hệ mà là cái kho dồi dào cho Đảng lấy thêm lực lƣợng mới. Cấp cơ sở lại là môi trƣờng quan trọng tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện và trƣởng thành.

Hiện nay, một số địa phƣơng trong đó có tỉnh Hải Dƣơng chƣa thấy đƣợc hết vị trí chiến lƣợc của cấp cơ sở, nên không ít ngƣời đã coi cấp cơ sở là thấp kém, là không có tiền đồ trong tƣơng lai. Vì thế, họ không tâm huyết, phấn khởi nhiệt tình khi đƣợc thuyên chuyển, luân chuyển đi công tác ở cấp cơ sở, thậm chí họ còn né tránh, thoái thác khi đƣợc tổ chức phân công đến công tác tại cơ sở xã, phƣờng, thị trấn.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong điều kiện kinh tế thị trường ở tỉnh Hải Dương hiện nay (Trang 28 - 31)