Giải pháp để phát huy vai trò của giai cấp nông dân tỉnh Nghệ An trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 80 - 99)

An trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay

Giải pháp thứ nhất: đẩy mạnh và nâng cao nhận thức và trình độ hiểu

biết cho đối tượng là nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nếu muốn họ thực hiện tốt vai trò của mình thì trước hết phải làm cho họ biết họ đang làm gì? Việc đó là việc gì? Sau khi biết được việc đó là việc gì thì phải làm cho họ hiểu việc đó là như thế nào? Rồi sau đó mới làm cho họ biết họ phải làm thế nào? Chẳng hạn chúng ta không thể chỉ nói suông, nói thao thao bất tuyệt về quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn khi người nông dân chẳng hiểu gì về điều này cả. Mà chủ thể thực hiện quá trình này lại chính là người nông dân,

địa bàn diễn ra hoạt động này lại là địa bàn những những nông dân đang sinh sống là nông thôn. Thế thì trước hết chúng ta phải làm thế nào cho họ biết CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là gì? Vì họ có biết thì họ mới làm được. Sau đó mới chỉ cụ thể cho họ rằng hiện đại hóa là hiện đại hóa cái gì? Công nghiệp hóa là công nghiệp hóa cái gì? chính là việc đưa máy móc vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Là làm hiện đại hóa làng xóm, máy móc cơ giới hóa hoạt động sản xuất... CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn bao gồm cả hiện đại hóa người nông dân. Tạo cho người nông dân một tác phong làm việc mới, một thói quen làm việc khác với thói quen lề mề và xưa cũ ít mang lại hiệu quả. Nâng cao trình độ hiểu biết và nhận thức của người nông dân. Muốn phát huy hết vai trò của người nông dân thì phải nâng cao trình độ nhận thức của người nông dân. Có như thế mới xây dựng được phẩm chất của một người nông dân tiên tiến và hiện đại. Người nông dân nhận thức cao, hiểu biết nhanh thì sẽ tạo thuận lợi lớn trong việc hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Giải pháp thứ hai, nâng cao năng lực nhận thức chính trị. Phải nâng

cao năng lực nhận thức chính trị cho người nông dân thì mới mang lại hiệu quả cao trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước được. Lịch sử đã chứng minh người nông dân xứ Nghệ anh hùng chiến đấu như thế nào trong thời chinh chiến. Ngày nay, năng lực nhận thức chính trị đó chính là sự chịu thương chịu khó không cam chịu đói nghèo, quyết tâm sát cánh cùng Đảng và chính quyền nhân dân xây dựng quê hương giàu đẹp.

Giải pháp thứ ba, nâng cao trình độ dân trí. Đây là giải pháp không thể

bỏ qua cho bất cứ mục tiêu hành động nào. Trình độ dân trí thể hiện ở chỗ nhanh nhạy và sắc bén trong việc tiếp thu những chủ trương, những đường lối chính sách và nghị quyết của cấp trên đề ra. Trình độ dân trí còn thể hiện ở việc nhanh nhạy nắm bắt những thành tựu khoa học và công nghệ. CNH,

HĐH nông nghiệp và nông thôn sẽ không thể thiếu sự góp mặt của các thành tựu khoa học và công nghệ. Thế nên việc người nông dân nhanh chóng tiếp thu và sử dụng có hiệu quả những thành tựu ấy chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao cho mọi lĩnh vực sản xuất và xây dựng nông nghiệp và nông thôn hiện đại. Muốn nâng cao trình độ dân trí thì chính bản thân người nông dân phải trau dồi kiến thức của mình, tự tìm tòi, học hỏi từ các phương tiện khác nhau. Mặt khác tác động to lớn từ các cơ quan chính quyền nhà nước là hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nông dân nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Bằng cách lập ra các nhà văn hóa, các buổi trao đổi và thảo luận, các buổi tuyên truyền vận động; và bằng các hình thức như sách báo, loa đài, tranh ảnh, truyền thanh truyền hình và trực tiếp để giúp người nông dân có thể nâng cao trình độ dân trí của mình. Góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp văn minh.

Giải pháp thứ tư,nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã và

các tổ chức xã hội nghề nghiệp của nông dân; đồng thời củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn Nghệ An.

Với mục đích tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ nông dân lại với nhau theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán trong sản xuất như những năm trước đây. Đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Và giữ gìn trật tự trị an, kéo giảm các tệ nạn xã hội và hạn chế lao động trẻ ở nông thôn tự phát rời bỏ làng quê tràn vào các đô thị. Mặt khác, thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy tình tương thân, tương ái luôn hỗ trợ giúp đỡ nhau không vụ lợi trong chính nội bộ nông dân. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò của người nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Nghệ An hiện có 83 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, chia thành 8 lĩnh vực: mây tre đan; mộc dân dụng và mỹ nghệ; nông sản thực phẩm; hải sản; chiếu cói; chổi đót và giấy gió; dâu, tằm, tơ, móc sợi và gạch ngói. Giá trị kinh tế bình quân hàng năm của các làng nghề đạt khoảng 700 tỷ đồng, đóng góp từ 18 đến 30% GDP toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên dưới 17.000 lao động mỗi năm. Với việc dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động dồi dào để đầu tư xây dựng và phát triển các làng nghề thủ công là bước đi đúng đắn đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế.

Sau những năm triển khai thực hiện luật HTX , Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết 13 của BCH TW, các nghị quyết của Tỉnh uỷ… Tính đến hết năm 2006 cả tỉnh có 369 HTX nông nghiệp, hoạt động của các HTX nông nghiệp được chia theo nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu như các HTX như: Thọ Thành (Yên Thành), Nam Lâm - Diễn Lâm (Diễn Châu), Tân Lâm - Quỳnh Lâm, Quỳnh Hưng (Quỳnh Lưu), Hòa Sơn, Thái Sơn (Đô Lương), Tường Sơn (Anh Sơn)...

Như vậy, những hiệu quả về kinh tế - xã hội từ hoạt động của các HTX, của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của nông dân là rất to lớn. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, trước hết tự bản thân các HTX, các tổ chức xã hội nghề nghiệp phải chủ động, sáng tạo, không ngừng tự đổi mới, kiện toàn về tổ chức bộ máy, về nội dung và phương thức hoạt động. Cố nhiên cũng không thể thiếu sự quan tâm hỗ trợ đắc lực từ phía Nhà nước trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách ưu tiên tạo nên hành lang pháp lý thông thoáng mở đường cho các HTX nông nghiệp có cơ hội phát triển; hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp của nông dân cần có được sự đồng tình, ủng hộ sâu rộng và mạnh mẽ từ chính quyền đến các ban ngành đoàn thể nhất là Hội Nông dân các cấp, qua đó tạo được niềm tin và sự phấn khởi giúp cho hoạt động của các tổ chức này được tốt hơn.

Giải pháp thứ năm, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của địa phương một cách hợp lý theo hướng CNH, HĐH

Tập trung xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Quy hoạch và phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao; mở rộng diện tích áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế của tỉnh.

Tập trung chỉ đạo để chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh cả về số lượng và chất lượng. Phát triển bò sữa và chế biến sữa, theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 1 triệu con trâu, bò (trong đó đàn bò cho sữa thường xuyên đạt 25 ngàn con), 1,5 triệu con lợn, 16 triệu con gia cầm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên 40-45%.

Tăng nhanh diện tích rừng trồng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Có chính sách thu hút doanh nghiệp vào trồng rừng, đưa nghề rừng thành một ngành kinh tế quan trọng. Phấn đấu đạt diện tích rừng nguyên liệu khoảng 250 ngàn ha, độ che phủ đạt trên 55%.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt nam đến năm 2020. Phát triển mạnh ngành công nghiệp gắn với kinh tế biển, như công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng, dịch vụ cảng và kho bãi phục vụ kinh tế biển. Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, phát triển nuôi tôm thâm canh. Chú trọng phát triển nghề nuôi ngao, cua; nuôi cá lồng bằng công nghệ mới. Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống dịch vụ nghề cá ở cảng cá Cửa hội, Lạch Quèn, Lạch Vạn. Phấn đấu sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 100.000 tấn.

Tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nghề 30-35%; được bồi dưỡng, tập huấn kỹ

thuật 80%; đạt 150 làng nghề; có 96% dân cư nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đất nước, cùng với quá trình phân công lại lao động xã hội, yêu cầu rất quan trọng luôn được đặt ra là phải từng bước đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đến công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Trước hết, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng CNH, HĐH cần đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ mới nhất của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá,... vào trong quá trình sản xuất..

Giải pháp thứ sáu, Nghệ An cần có những định hướng chiến lược phát triển

thông qua các chương trình hành động cụ thể, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách công cụ nhằm tác động, hỗ trợ cho nông dân trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp

Sự hỗ trợ từ nhà nước là một động lực to lớn giúp cho người nông dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống của mình. Đó là những chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước được cụ thể hoá bằng những chương trình hành động cụ thể. Quan trọng nhất là vấn đề vốn vay, và vấn đề đầu ra cho nông dân. Có nghĩa là khâu đầu vào và đầu ra sản phẩm sản xuất từ nông nghiệp của người nông dân là quan trọng bậc nhất trong tất cả các hệ thống chương trình hành động cụ thể mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Ở giải pháp này, trước hết, tập trung huy động nhiều nguồn vốn khác

nhau cho nông dân vay.

Muốn sản xuất tốt thì phải có đủ các yếu tố cần thiết về vật liệu, giống, các sản phẩm chăm sóc cho lĩnh vực nông nghiệp, các máy móc thiết bị giúp nâng cao năng suất và sản lượng vật nuôi cây trồng và các sản phẩm nông nghiệp khác. Nhưng muốn vậy thì phải có vốn. Vốn là một phần tất yếu của mọi hoạt động kinh tế khác nhau. Phải có vốn thì mới có giống tốt, mới mua

được máy móc tốt, phân bón tốt. Như vậy sự hỗ trợ từ trên sẽ là nguồn động lực to lớn giúp cho người nông dân hoàn thành nguyện vọng của mình. Thực tế thì ở Nghệ An, nhiều hộ sản xuất nhỏ, trung bình đang khó tiếp cận được vốn vay phát triển nông nghiệp theo quy mô đầu tư của chủ hộ. Vì vậy, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đã bị bỏ dở, sản xuất cầm chừng, lao động thiếu việc làm. Nhiều người nông dân muốn kết hợp trồng bảo vệ rừng và làm trang trại khi muốn vay vốn từ ngân hàng thì họ phải thế chấp bìa đất với số vốn được vay rất nhỏ so với giá trị của bìa đất đó. Có hộ lại không thể vay vốn vì không có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo nên nhiều hộ vốn đầu tư làm trang trại hoặc phát triển chăn nuôi phải vay ngoài với lãi suất cao.

Trước kia, với người nông dân, tài sản bảo đảm luôn là vấn đề khó khăn khi vay vốn. Tuy nhiên, theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, nông dân có thể vay vốn mà không cần có đảm bảo bằng tài sản. Cụ thể, tại chương II, điều 8 nói rõ: “Đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, tổ chức tín dụng được xem xét cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo các mức sau: tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các Hợp tác xã, chủ trang trại”. Nghị định 41 thực sự là cú hích cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này, ngân hàng chưa đồng hành cùng với đối tượng phát triển nông nghiệp nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đó, với người nông dân, tài sản để bảo đảm vay được vốn chỉ có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi không ít hộ nông dân đang vay vốn từ các chương trình khác. Như vậy, khung tối đa cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 50 triệu đồng, 200 triệu đồng và 500 triệu đồng

đối với các đối tượng cụ thể trên không được thực hiện. Chính sách đã ban hành, nhưng để chính sách đi vào cuộc sống thực sự không dễ dàng. Hầu hết người nông dân mong muốn ngành ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương thẩm tra, xét duyệt, đơn giản hóa thủ tục cho người nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh để giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Trong những năm qua Nghệ An đã cố gắng để hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp. Bằng các chủ trương cụ thể đã mang lại những hiệu quả ban đầu đáng khích lệ. Chẳng hạn, năm 2012 thì có 65 hộ nông dân ở 3 xã của huyện Nghi Lộc được vay 1,1 tỷ đồng từ quĩ hỗ trợ nông dân. Trung bình mỗi hộ được vay 20 triệu đồng trong vòng 3 năm, để phát triển chăn nuôi bò lai Sind sinh sản và nuôi nhím. Hiện 60% đàn bò sinh sản của các hộ đã cho bê, 40% chuẩn bị đẻ. Bê nuôi khoảng 6 - 7 tháng bán được 18 - 20 triệu đồng/con, như vậy chỉ sau hơn 1 năm các hộ có thể trả được gốc và lãi vay mua bò.

Hay ở huyện Anh sơn, trong năm 2012 hội nông dân huyện Anh Sơn ngoài việc đã tổ chức mở 22 lớp dạy nghề ngắn hạn cho hội viên nông dân. Mặt khác, để người nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, Hội Nông dân huyện còn đứng ra tín chấp với các ngân hàng cho 4246 hội viên vay vốn với số tiền trên 100 tỷ đồng, ngoài ra thông qua dịch vụ giống vật tư hội cũng tín chấp cho nông dân vay ứng trước 1400 tấn phân bón các loại và 30 tấn giống lúa lai và ngô lai. Thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững mang giá trị kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay (Trang 80 - 99)