Chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội với người nghèo

Một phần của tài liệu BAI GIANG CTXH VOI NGUOI NGHEO (Trang 34 - 36)

Nghề công tác xã hội có 4 chức năng chức năng chữa trị, chức năng phòng ngừa, chức năng phục hồi và chức năng phát triển, xét theo tiêu chí các chức năng này, chúng ta có thể thấy các chức năng và nhiệm vụ của CTXH với người nghèo là:

2.1. Chức năng phòng ngừa

Công tác xã hội ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Đề làm được việc này công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp đê ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội. Vì vậy, trong CTXH với người nghèo, việc quan trọng là ngăn ngừa việc tái nghèo.

2.2. Chức năng chữa trị

Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành Công tác xã hội là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ

sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm... vì vậy CTXH với người nghèo là chăm chữa tâm lý cho các đối tượng nghèo, giúp họ bớt mặc cảm, tự ti, sẵn sàng đương đầu với các vấn đề gặp phải và vững vàng hơn trong cuộc sống.

2.3. Chức năng phục hồi

Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống. Một người/nhóm người nghèo cần được hỗ trợ để phục hồi những vấn đề liên quan đến nghèo đói, để cải thiện cuộc sống.

2.4. Chức năng phát triển

Là việc hỗ trợ để cho người gặp khó khăn có thể phát huy được những khả năng của bản thân vượt qua khó khăn để vươn lên tự lập trong cuộc sống, đây chính là nhiệm vụ quan trọng của CTXH đối với người nghèo.

Mục tiêu chung mà nghề CTXH hướng đến là: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý, tình cảm...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...). Trên cơ sở đó, những người làm nghề CTXH xây dựng kế hoạch và mục tiêu cụ thể để dáp ứng các nhu cầu đó. Do vậy, CTXH với người nghèo cũng dựa trên các mục tiêu chung trên đây để tác động đến sự phát triển của người nghèo.

Một phần của tài liệu BAI GIANG CTXH VOI NGUOI NGHEO (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w