Như đã giới thiệu ở chương 1, Trustbank trước đây và VNCB sau này dù nhiều lần đổi tên nhưng trụ sở vẫn đặt tại 145-147-149 Hùng Vương, Phường 2, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An, chịu sự quản lý của NHNN Chi nhánh Long An và VNCB chỉ tồn tại gần hai năm (từ 23/05/2013 đến 05/03/2015) nhưng đã có rất nhiều trục trặc xảy ra.
Theo các công bố rộng rãi, tính đến cuối năm 2011, Trustbank vẫn đang có hoạt động bình thường, mọi chỉ số an toàn đều ở ngưỡng cho phép. Song, NHNN biết rõ những vấn đề đang tồn tại ở Trustbank vì chính NHNN đã cho Trustbank vay từ cuối 2010 để giải quyết thanh khoản (786 tỷ đồng vào cuối năm 2010 và 823 tỷ đồng vào cuối năm 2011), sau đó NHNN tổ chức thanh tra và xác định Trustbank là một trong những NHTM yếu kém phải giám sát đặc biệt. Trên thực tế, sau này NHNN mới thông báo là thời điểm đó Trustbank đã lỗ âm vốn chủ sở hữu.
Ngày 9/10/2012, bà Hứa Thị Phấn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình (chiếm 84,92% VĐL) cho nhóm cổ đông mới, đến ngày 15/01/2013, Trustbank tổ chức ĐHCĐ thường niên và thông qua phương án tự tái cơ cấu, trong đó có các cổ đông mới do PCD
31
đại diện gồm TĐ Thiên Thanh chiếm 9,67% và 20 cổ đông cá nhân liên quan chiếm 75,25% VĐL của NH.
Ngày 25/03/2013 Trustbank được đổi tên thành VNCB, tăng VĐL thêm 4.500 tỷ đồng. Đến ngày 31/01/2015, tại Đại hội cổ đông bất thường lần 3, NHNN tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của NH với giá 0 đồng. Theo thông tin công bố (thời điểm tháng 05/2013) NH có 551 cổ đông, trong đó có 6 cổ đông pháp nhân và 545 cổ đông thể nhân.32 Như vậy, trừ TĐ Thiên Thanh và 20 cá nhân liên quan tới TĐ này, còn lại 5 cổ đông pháp nhân và 525 cổ đông thể nhân bị mất quyền cổ đông mà không biết lý do, vì cần nhấn mạnh rằng suốt thời gian đó, NH hoạt động trong tình trạng được kiểm soát đặc biệt, mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải được Tổ giám sát thông qua.
Với các cổ đông của VNCB, họ cứ nghĩ rằng NH đã tái cơ cấu thành công. Với dư luận xã hội, ông Keith Pogson, Lãnh đạo cao cấp Dịch vụ tài chính NH khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: “quyết định mua lại các NH 0 đồng là cần thiết để bảo vệ người gửi tiền và nền kinh tế”,33
còn TS. Huỳnh Thế Du (2016), cho rằng: “Mua 0 đồng hay quốc hữu hóa đều như nhau”.34,35