Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 25 - 26)

Như đã trình bày ở phần 1.1, hệ thống NH Việt Nam bùng nổ nợ xấu vào cuối năm 2010 làm nhiều NH bị mất thanh khoản. Trước tình hình đó, NHNN xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu lại các TCTD yếu kém, nhưng với quan điểm: “trong giai đoạn hiện nay, chưa áp dụng phá sản TCTD theo quy định của Luật phá sản để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội".23

Trên quan điểm đó, đề án24

nêu các biện pháp chính là (1) Đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; (2) Tập trung hỗ trợ thanh khoản; (3) Triển khai sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện; (4) Năm 2015, năm cuối cùng thực hiện đề án sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các TCTD. Sau bốn năm thực hiện, có hai điểm đáng chú ý là.

22

Bùi Văn (2015) đã dẫn. 23

Quyết định số 255/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 24

Thứ nhất, thành lập Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC), nhưng từ khi xảy ra khủng hoảng đến khi NHNN lần đầu tiên công bố nợ xấu (2011) thì đến giữa năm 2013, VAMC mới được ra đời nhưng vốn điều lệ chỉ 500 tỷ đồng, một sự chênh lệch quá lớn so với các nước về quy mô.

Thứ hai, sự can thiệp của CP, đầu tiên các TCTD yếu kém được cho thời gian để tự tái cơ cấu, tự mua bán sát nhập, sau cùng, NHNN sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần với giá 0 đồng. Theo đó, có trường hợp tự nguyện hợp nhất của ba NH là NH Sài Gòn, Tín Nghĩa, Đệ Nhất; Có NH tự tái cơ cấu như NH Tiên Phong, Đại Tín, Nam Việt. Năm 2015, năm cuối cùng thực hiện đề án, NHNN quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng toàn bộ cổ phần của VNCB,25 tiền thân là NH Đại Tín đã được cho tự tái cơ cấu nói trên. Sau đó, NHNN tiếp tục mua lại NHTMCP Đại Dương26 (Oceanbank), và NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu27 (GPBank). Cả ba NH trên đều được kiểm soát đặc biệt trước khi mua lại, trước đó NH Đại Tín còn được cho rằng tái cơ cấu thành công.

Một phần của tài liệu Quản trị ngân hàng thương mại, một số vấn đề nhìn từ tình huống tái cơ cấu ngân hàng xây dựng việt nam (Trang 25 - 26)