Diễn biến mật độ sâu xanh H.armigera hại ngô vụ đông năm 2016-2017 tại Phúc

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học sâu xanh helicoverpa armigera hubner (2017) (Trang 27 - 29)

Để chủ động phòng chống sâu xanh H. armigera, áp dụng có hiệu quả các biện pháp trong công tác BVTV trên cây ngô tại Vĩnh Phúc tôi tiến hành nghiên cứu diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera hại ngô vụ Đông năm 2016 - 2017 tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc kết quả được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.2. Diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera trên ngô ở vụ Đông năm 2016 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Ngày điều tra Giai đoạn ST Mật độ (con/m2)

21 14/10/2016 5 lá 0 21/10/2016 8 – 10 lá 0,1 28/10/2016 Đóng bắp 0,9 05/11/2016 Ngô non 1,3 12/11/2016 Trỗ cờ phun râu 2 19/11/2016 Trỗ cờ phun râu 2,3 26/11/2016 Chuyển chín sữa 2,9 03/12/2016 Chín sữa 3 10/12/2016 Chuyển chín sáp 2,4 17/12/2016 Chín sáp 2

22/12/2016 Chuyển chín hoàn toàn 1,2

29/12/2016 Chín hoàn toàn 0,5

Từ bảng số liệu trên tôi đã lập ra biểu đồ thể hiện mật độ gây hại của sâu xanh H. armigera qua các giai đoạn sinh trưởng trên giống ngô LVN61 vụĐông như sau:

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện mật độ gây hại sâu xanh H. armigera trên

ngô ở vụĐông năm 2016 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Vụ Đông mật độ (con/m2) Vụ Đông Mật độ (con/m2)

22

Từ số liệu bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy mật độ sâu xanh H. armigera ở các giai đoạn khá là chênh lệch, khi ngô mới bắt đầu nảy mầm và giai đoạn 5 lá sâu xanh hầu như chưa xuất hiện nhưng tới giai đoạn ngô bắt đầu đóng bắp là sâu đã xuất hiện nhưng với một số lượng không đáng kể từ 0,1- 0,9 con/m2 sau đó tăng dần trong các giai đoạn và đỉnh cao nhất vẫn là ở giai đoạn ngô chín sữa mật độ từ 2,9 - 3 con/m2 sau đó giảm dần khi ngô chín sáp và chín hoàn toàn mật độ giảm còn 1,2 con/m2 vì khi ở giai đoạn này thì cây ngô già, hạt ngô cứng sâu khó có thể đục vào thân và bắp.

Qua quá trình điều tra ta thấy mật độ sâu H. armigera là rất phức tạp. Sâu xanh là loại sâu đa thực có phổ kí chủ tương đối rộng gây hại suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Khi ngô có bắp sâu đục thẳng trực tiếp vào bắp ăn hạt non gây thối bắp, làm giảm chất lượng, năng suất rất đáng kể.

Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy được mật độ của sâu xanh qua các giai đoạn cũng như quá trình gây hại của nó để từđó đề xuất được những biện pháp phòng chống thích hợp mang lại hiệu quả, năng suất cao, đảm bảo môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh vật học sâu xanh helicoverpa armigera hubner (2017) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)