Trong những năm gần đây, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cao trên một đơn vị diện tích đang là mục tiêu chính trong sản xuất nông nghiệp. Ngô là loại rau quả có giá trị kinh tế cao, phẩm chất tốt, việc phát triển mở rộng diện tích trồng ngô có ý nghĩa quan trọng trong việc luân canh tăng vụvà tăng thu nhập cho người sản xuất. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta việc phát triển cây trồng này chưa được như mong muốn, do thành phần sâu bệnh hại phong phú và khó quản lý.
Bảng 3.1. Thành phần các loại sâu hại trên ngô vụ đông năm 2016-2017 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc
STT Tên Việt Nam Tên khoa học
Tần suất xuất hiện I. Bộ cánh thẳng: Orthoptera
1 Châu chấu Oxya chinenis Thunberg +++
2 Cào cào nhỏ Atractomorpha chinenis ++
3 Cào cào lớn Acrida sp ++
4 Dế mèn lớn Brachytrupes portentosus Licht +
II. Bộ cánh nửa: Hemiptera
5 Bọ xít xanh Nezava viridula L. ++
6 Bọ xít vai nhọn Cletus punctiger Dallas ++
7 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunb ++
III. Bộ cánh tơ: Thysanoptera
19
IV. Bộ cánh đều: Homoptera
9 Rệp ngô Aphis maydis Fitch ++
10 Rầy xanh đuôi đen Nephotettix virescens +
V. Bộ cánh cứng: Coleoptera
11 Ánh kim nâu vàng Anlacophora Sp +
VI. Bộ cánh vẩy: Lepidoptera
12 Sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis Guene +++ 13 Sâu cắn lá ngô Mythimna loreyi Duponchel +++
14 Sâu xanh Helicoverpa amigera Hubner ++
15 Sâu xám Agratis ypsilon Rott +
16 Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius + 17 Sâu đo xanh Plusia eriosoma Doubleday ++
18 Sâu róm chỉ đỏ Euproctis sp + * Ghi chú: Tần suất xuất hiện: - +: Xuất hiện ít: ≤25% số lần bắt gặp. - ++: Xuất hiện trung bình: 25-50% số lần bắt gặp. - +++: Xuất hiện nhiều: ≥50% số lần bắt gặp.
Qua điều tra nghiên cứu trên cây ngô vụ đông năm 2016 - 2017 tại vùng Phúc Yên, Vĩnh Phúc, chúng tôi xác định được 18 loài sâu hại ngô, thuộc 6 bộ. Kết quả tìm được thể hiện trong bảng 3.1
Bộ cánh vẩy Lepidoptera có số loài nhiều nhất có 7 loài. Tiếp theo là bộ cánh thẳng Orthoptera có 4 loài. Sau đó là bộ cánh nửa Hemiptera có 3 loài. Bộ cánh đều Homoptera có 2 loài. Ít nhất là bộ cánh cứng và cánh tơ có tỷ lệ
20 loài bằng nhau 1 loài.
Các loài sâu hại ngô khá nhiều, tuy nhiên đó mới chỉ là những tìm hiểu sơ lược ban đầu, số lượng còn có thể ở mức cao hơn, tần suất xuất hiện của các loại sâu hại có sự chênh lệch, những loài sâu như sâu cắn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, châu chấu có tần suất xuất hiện nhiều bên cạnh đó các loại sâu như sâu xám, sâu xanh, sâu khoang,... lại xuất hiện ít hơn. Qua đó ta thấy được sâu cắn lá, bọ trĩ, sâu đục thân, châu chấu là những loài sâu phổ biến nhất, gây hại cho ngô nhiều nhất, cần được chú ý theo dõi để có những biện pháp phòng trừ thích hợp.
Tuy nhiên những loài sâu có tần suất xuất hiện nhiều như sâu cắn lá, bọ trĩ, châu chấu… lại chỉ có thể phá hại lá, hút nhựa của ngô. Nhưng với những loài sâu có tần suất xuất hiện ít hơn như sâu xanh, sâu xám,.. thì phá hại mạnh hơn chúng cắn đứt ngang thân ngô, trực tiếp đục thẳng vào thân vào bắp làm giảm năng suất, chất lượng ngô rất đáng kể. Chính vì thế mà tôi đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của sâu xanh H. armigera để từ đó tìm ra các biện pháp phòng chống thích hợp mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái.
3.1.2. Diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera hại ngô vụ đông năm 2016-2017 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc