Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số loại rau mầm sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.1.Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định kĩ thuật ngâm ủ hạt giống ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

Thí nghiệm gồm 9 công thức với 3 giống cải củ VA.31 (G1), cải ngọt cọng xanh A1 (G2) và cải ngọt cao sản SV-100 (G3) tương ứng với 3 biện pháp ngâm ủ hạt giống: hạt ngâm trong nước ấm 50-540 C trong 2 giờ rồi ủ 6 giờ, hạt ngâm trong nước máy 2 giờ rồi ủ 6 giờ, hạt được trải lên bề mặt chiếc khăn vải ẩm không ngâm ủ. Kết quả nghiên cứu sau 24 và 48 giờ kể từ khi hạt giống được ngâm ủ.

CT1. Hạt cải củ VA.31ngâm trong nước ấm 50-540 C 2 giờ rồi ủ 6 giờ. CT2. Hạt cải củ VA.31được ngâm trong nước máy 2 giờ rồi ủ 6 giờ. CT3. Hạt cải củ VA.31 trải lên khăn được làm ẩm không ngâm ủ. CT4. Hạt cải ngọt A1 được ngâm nước ấm 50-540 C 2 giờ rồi ủ 6 giờ. CT5. Hạt cải ngọt A1 được ngâm trong nước máy 2 giờ rồi ủ 6 giờ. CT6. Hạt cải ngọt A1 trải lên khăn được làm ẩm không ngâm ủ.

CT7. Hạt cải ngọt SV-100 ngâm trong nước ấm 50-540 C 2 giờ ủ 6 giờ. CT8. Hạt cải ngọt SV-100 được ngâm trong nước máy 2 giờ rồi ủ 6 giờ CT9. Hạt cải ngọt SV-100 trải lên khăn được làm ẩm không ngâm ủ. Mỗi công thức thí nghiệm sử dụng 50 hạt và được nhắc lại 3 lần.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể, chế độ tưới nước và thời

gian thu hoạch đến màu sắc lá mầm, chiều cao cây và năng suất rau mầm

Thí nghiệm được tiến hành với 3 loại giống: cải củ VA.31 (G1), cải ngọt A1 (G2), cải ngọt SV-100 (G3).

Nghiên cứu thực hiện với 2 loại giá thể vụn xơ dừa và trấu hun tỉ lệ phối trộn 1:1, đất hữu cơ sinh học, lượng hạt giống gieo trên mỗi khay trồng bằng xốp có kích thước 40×28×7cm là 30g/khay.

Nghiên cứu được tiến hành đồng thời với 2 chế độ tưới nước trong ngày: chế độ tưới 1 là 1 lần/ngày vào buổi sáng 8-8h30’, chế độ tưới nước 2 là 2 lần/ngày: lần 1 vào buổi sáng 8-8h30’, lần 2 vào buổi chiều 17h bằng bình phun nước với lượng nước tưới là 200ml cho 1 khay gieo trồng.

Thời gian thu hoạch rau mầm được nghiên cứu sau 7 ngày, 9 ngày kể từ khi được ngâm ủ.

Quy trình tiến hành thí nghiệm:

+ Cho giá thể vào khay dày 3 cm, phun ẩm với lượng 200ml/khay. + Hạt được sau khi được ủ nảy mầm vớt ra thấm nước, gieo hạt vào khay.

+ Phủ 1 lớp giá thể dày 0,5cm lên trên hạt vừa gieo, phun ẩm với lượng 200ml/khay.

+ Đậy lại bằng bìa cứng, để chỗ tối.

+ Sau khi gieo 3 – 4 ngày để ra ngoài sáng (không có ánh nắng trực tiếp) để cây mầm được xanh lá.

* Dựa vào Quyết định số 379/QĐ-BNN_KHCN ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả an toàn tại Việt Nam (VIETGAP “ chúng tôi đã thực hiện đề tài theo tiêu chuẩn VietGAP như sau:

- Giống được sử dụng có đầy đủ tên công ty sản xuất, được nhà nước cấp phép sản xuất.

- Không sử dụng phân bón. - Nguồn nước tưới là nước máy. - Không sử dụng chất bảo vệ thực vật.

- Thu hoạch: Không tiếp xúc với giá thể sau thu hoạch, không để qua đêm, hộp chứa rau được đóng gói sạch sẽ, an toàn.

- Dụng cụ trồng và thu hoạch đảm bảo sạch sẽ, an toàn.

- Ghi chép, lưu giữ đầy đủ nhật kí gieo trồng, kết quả theo dõi.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất của một số loại rau mầm sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap (Trang 25 - 27)