Khảo sát quy hoạch, thiết kế chuồng trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng và triển khai giải pháp phù hợp để quản lí môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

Căn cứ vào những điều khoản Quy định về bảo vệ môi trường nông thôn

tỉnh Vĩnh Phúc (Quyết định Số: 04/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 01 năm 2014)[13], chúng tôi khảo sát một số tiêu chí liên quan đến bảo vệ môi trƣờng chăn nuôi hộ gia đình. Kết quả nhƣ sau:

22

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát một số tiêu chí bảo vệ môi trƣờng (về thiết kế và xây dựng chuồng trại)

Nội dung khảo sát Kết quả

Số hộ đạt Tỷ lệ (%) 1. Vị trí chuồng trại

- Đảm bảo khoảng cách với khu nhà ở của gia đình và

hàng xóm (≥ 10m)

30 100

- Không nằm đầu hƣớng gió 19 63,3

2.Thiết kế chuồng trại

- Nền chuồng lát gạch hoặc xi măng đảm bảo không để chất thải thẩm thấu xuống đất

30 100

- Đảm bảo diện tích bình quân trên 1 đầu gia súc 18 56,3

- Có bể chứa chất thải lỏng và hố chứa phân 21 70,0

- Đƣờng dẫn nƣớc thải kín, hố chứa phân có nắp đậy 0 0

- Có hầm Biogas xử lý chất thải 10 33,3

-Theo quy định chuồng trại và các khu chứa phân, chất thải cần giữ khoảng cách với khu nhà ở của gia đình và hàng xóm, các khu sinh hoạt công cộng… từ 10m trở lên. [13]. Khảo sát của chúng tôi cho thấy 100% hộ chăn nuôi đảm bảo đƣợc tiêu chí này.

-Cao Minh có bình quân đất canh tác cũng nhƣ đất ở trên hộ gia đình khá cao [14]; lợi thế về đất đai là điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình xây dựng chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở, nơi sinh hoạt của gia đình, vì vậy nếu có điều kiện thì nên xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo mỹ quan, hài hòa với các công trình khác và cách càng xa khu sinh hoạt của gia đình, khu dân cƣ càng tốt. Tại Cao Minh và đặc biệt là thôn Cao Quang, hầu hết

23

khu chuồng trại đều nằm cách xa khu nhà ở của chủ hộ, nằm ở rìa làng hoặc dọc bờ sông khu vực ấp Quảng Tự, Gò Già…

-Với tiêu chí chuồng trại không nằm đầu hƣớng gió chỉ có 63,3 % đạt

yêu cầu. Đảm bảo đƣợc tiêu chí này là rất khó đối với chăn nuôi trong khu dân cƣ do việc lựa chọn vị trí xây chuồng trại còn phụ thuộc vào vị trí thửa đất, công trình nhà ở mà gia đình sở hữu và nhà ở của hàng xóm…

-Về kết cấu chuồng trại, 100% hộ chăn nuôi đều xây dựng chắc chắn, nền chuồng lát xi măng, thuận tiện cho vệ sinh chuồng trại.

-Mặc dù hầm Biogas rất phù hợp với những hộ chăn nuôi 5-7 đầu lợn,

tuy vậy ở Cao Minh chỉ những hộ nuôi nhiều mới xây và sử dụng hầm Biogas xử lí chất thải; Trong 30 hộ chăn nuôi đƣợc khảo sát có 10 hộ có hầm Biogas cỡ nhỏ và vừa - Con số này còn thấp so với chỉ tiêu 40% số hộ chăn nuôi đƣợc lắp đặt hầm biogas vào năm 2015 để xử lý chất thải chăn nuôi nhằm cải thiện môi trƣờng; góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc[10]. Đây là một vấn đề cần sự quan tâm của chính quyền và cơ quan chuyên môn. Ngƣời chăn nuôi có khó khăn gì khi áp dụng hình thức xử lí chất thải bằng hầm Biogas, lý do chủ quan hay khách quan?

-70% hộ chăn nuôi xây bể chứa nƣớc thải, hố ủ phân song với tiêu chí

đƣờng dẫn nƣớc thải kín, hố chứa phân có nắp đậy thì 100% không đảm bảo yêu cầu. Có hộ không xây từ ngày đầu, có hộ thì bị hỏng không sửa chữa, có hộ thì hố ủ phân hay đƣờng dẫn nƣớc thải đều quá tải..v.v. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm môi trƣờng.

-Về tiêu chí đảm bảo diện tích bình quân trên 1 đầu gia súc chỉ có 56,3%

đạt yêu cầu, đó là những hộ nuôi lợn nái, nuôi bò, còn lại hầu hết các hộ đều nuôi với mật độ cao do diện tích chuồng trại hẹp. Nhìn chung ngƣời chăn nuôi thƣờng tự điều tiết tăng giảm đầu con vì nhiều lí do khác nhau dẫn đến mật độ nuôi lúc thƣa lúc đông.

24

-Đối với các hộ đã nuôi số đầu con vƣợt quá quy định tại quyết định Số:

04/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra ngày 23 tháng 01 năm 2014 [13], chúng tôi thấy thiết kế chuồng trại và hệ thống xử lí chất thải cũng không có khác biệt so với các hộ khác.

Xử lí chất thải bằng hầm biogas

3.2.2. Phương thức thu gom chất thải chăn nuôi

Phƣơng thức thu gom chất thải và vệ sinh chuồng trại cũng nhƣ phƣơng thức xử lý chất thải chăn nuôi có vai trò quyết định đối với môi trƣờng sống của gia súc, gia cầm và cảnh quan môi trƣờng khu vực. Nếu thu gom chất thải và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ hạn chế sự lan truyền ô nhiễm và ngƣợc lại.

Kết quả khảo sát 30 hộ chăn nuôi nhận thấy có một số phƣơng thức thu gom chất thải và vệ sinh chuồng trại phổ biến sau:

Bảng 3.4. Phƣơng thức thu gom chất thải chăn nuôi Đối tƣợng nuôi Phƣơng thức

nuôi

Phƣơng thức thu gom chất thải

Mức độ thu gom chất

25

thải

Lợn nái, lợn con Nuôi trên sàn Hót phân – rửa chuồng Không triệt

để

Lợn thịt Nuôi trên sàn Xối nƣớc để dọn phân

và rửa chuồng ngày 1-2 lần

Không triệt để

Gà thịt Nuôi trên nền

có đệm lót

Không hót phân, thay đệm lót theo lứa nuôi.

-

Bò thịt/sinh sản Nuôi bán chăn

thả

Hót phân, rửa chuồng (không thƣờng xuyên)

Không triệt để Kết quả điều tra cho thấy:

-Các hộ chăn nuôi lợn nái thƣờng thu chất thải rắn (phân tƣơi) sau đó mới rửa chuồng. Tuy nhiên tất cả các hộ đều chỉ thu gom đƣợc một phần, phần còn lại dùng nƣớc xối cho trôi. Các hộ chăn nuôi lợn thịt lại xối nƣớc để dọn phân và rửa chuồng đồng thời.

-Việc không tách riêng phần rắn và các phần lỏng của chất thải dẫn đến

chất thải chăn nuôi lợn chủ yếu là hỗn hợp giữa phân, nƣớc tiểu và nƣớc rửa chuồng. Cách thu gom chất thải này đối với hộ có hầm Biogas là phù hợp, tuy vậy nếu không có hầm Biogas hoặc Biogas quá tải thì lại gây tác động rất xấu cho môi trƣờng.

-Các hộ chăn nuôi sử dụng nƣớc để rửa chuồng thƣờng xuyên hàng ngày

hay định kì hai ba ngày một lần. Phƣơng thức hót phân và rửa chuồng hoặc xối nƣớc để dọn phân và rửa chuồng cho hiệu quả làm sạch chuồng trại cao, giảm công lao động,…Tuy vậy, việc dùng quá nhiều nƣớc làm cho khối lƣợng nƣớc thải tăng lên, gây quá tải đối với hệ thống máng dẫn và hệ thống xử lí, gây ô nhiễm môi trƣờng. Thêm nữa, nếu nƣớc rửa xối thẳng xuống ao hồ nuôi cá hoặc ao hồ, sông ngòi thì đây là hình thức vệ sinh chuồng trại gây ô nhiễm

26

môi trƣờng nặng. Mặc dù một trong những điều khoản đã đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định [13]: hộ chăn nuôi hàng ngày tiến hành thu gom phân, rác trƣớc khi xối nƣớc rửa chuồng để đƣa vào hố ủ hoai mục làm phân bón.

3.2.3. Hình thức xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi

Khó khăn trong quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi là vấn đề của toàn ngành chăn nuôi. Ô nhiễm đất, không khí và nguồn nƣớc do chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hƣởng đáng kể tới môi trƣờng sinh thái, sức khỏe con ngƣời và đe dọa lây lan dịch bệnh.

Thực trạng quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi của 30 hộ chăn nuôi tham gia trong nghiên cứu nhƣ sau:

27

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thực trạng xử lí chất thải chăn nuôi

Nội dung khảo sát Kết quả

N Tỷ lệ (%) 1. Tỷ lệ xử lí chất thải Xử lí toàn bộ 0 0 Xử lí một phần 20 66,7 Không xử lí 10 33,3 2. Hình thức xử lý chất thải Biogas triệt để 0 0

Biogas không triệt để 10 33,3

Ủ phân 10 33,3

Xử lí nƣớc thải 0 0

3. Sử dụng chế phẩm vi sinh phun trong chuồng nuôi

Sử dụng thƣờng xuyên 02 6,7

Sử dụng không thƣờng xuyên 10 33,3

Không sử dụng 18 60,0

Việc xử lý chất thải chăn nuôi vừa có thể tạo ra năng lƣợng hoặc các loại phân bón hữu cơ có giá trị, vừa hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh,..và thể hiện đƣợc ý thức trách nhiệm của ngƣời chăn nuôi đối với môi trƣờng sống. Tuy nhiên khảo sát của chúng tôi cho thấy:

- Không có hộ nào xử lí toàn bộ lƣợng chất thải chăn nuôi, từ phân, nƣớc tiểu của gia súc đến rác thải, nƣớc thải phát sinh từ chuồng trại.

-Có 20 hộ, chiếm 66,7% áp dụng một số biện pháp để xử lí đƣợc một phần lƣợng chất thải, trong đó gồm ủ phân và dùng hầm Biogas.

-Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi chủ yếu thu gom phân, tập kết thành đống

ngoài vƣờn để lộ thiên, có hộ thì rắc thêm 1 lớp vôi bột để hạn chế ruồi muỗi, sau đó thì bón cho cây. Với cách ủ phân này thì vẫn gây ô nhiễm đáng kể, đặc

28

biệt là mùi hôi phát tán ra môi trƣờng và ruồi muỗi phát sinh. Phân bón dùng cho cây trồng không đảm bảo.

-Quy trình vận hành hầm Biogas không đảm bảo, chủ hộ chăn nuôi chủ

yếu chú trọng vào việc tận dụng chất thải để tạo ra năng lƣợng chứ chƣa chú trọng vào vệ sinh môi trƣờng. Nƣớc thải sau hầm ủ vẫn thải tùy tiện xuống sông. Vì vậy, hầm Biogas chỉ hạn chế phần nào ô nhiễm, chƣa giải quyết đƣợc triệt để đƣợc nguồn chất thải chăn nuôi.

-Các hộ không xử lí chất thải chăn nuôi đều có quy mô chăn nuôi nhỏ

2,3 đầu lợn nái hoặc nuôi trâu, bò. Chất thải chăn nuôi đƣợc xả thẳng ra cống rãnh, ao hồ, thùng vũng tự nhiên… hoặc xả xuống ao nuôi cá của gia đình hay thu gom đổ ra vƣờn.

-Ngoài ra, một trong những phƣơng thức xử lí môi trƣờng và vệ sinh chuồng trại, hạn chế ô nhiễm mùi hôi là sử dụng các chế phẩm vi sinh. Các loại chế phẩm này đƣợc bán nhiều trên thị trƣờng, giá cả phù hợp, dễ sử dụng. Hộ chăn nuôi có thể sử dụng để phun trên bề mặt diện tích chuồng để giảm mùi hôi, hạn chế ruồi, muỗi – nhân tố trung gian truyền bệnh cho vật nuôi cũng nhƣ cho con ngƣời….Tuy nhiên 60% hộ chăn nuôi không sử dụng; 33,3% có sử dụng nhƣng không thƣờng xuyên - chỉ sử dụng khi nuôi nhiều hay vào những thời điểm thời tiết nắng nóng; có 02 hộ, chiếm 6,7% sử dụng thƣờng xuyên, là những hộ nuôi gà thâm canh. Dẫn đến hầu hết các khu vực chuồng nuôi của 30 hộ gia đình vẫn có mùi hôi khó chịu.

Đối chiếu với quy định đƣợc UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành [13] thì có thể thấy hầu hết các hộ chăn nuôi không đáp ứng tiêu chí bảo vệ môi trƣờng. Đối chiếu với kết quả thu đƣợc từ những địa phƣơng khác thì quản lí và xử lí chất thải chăn nuôi trong các hộ chăn nuôi tại Cao Minh cũng trong tình trạng tƣơng tự; tỷ lệ phân, nƣớc thải đƣợc xử lí rất thấp. Ví dụ, trong các nông hộ thuộc ngoại thành Hà Nội, Hà Tây chỉ có 29,7% cơ sở chăn nuôi xử lí chất

29

thải.[6]. Tại 6 tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dƣơng và Hà Nam tỷ lệ chất thải chăn nuôi đƣợc xử lý ƣớc tính đối với phân gia súc là 52%, nƣớc thải gia súc 61,1%, phân gia cầm khoảng 23,3%.[8]

Báo cáo của UBND xã Cao Minh cũng cho biết xuất phát điểm về hạ tầng bảo vệ môi trƣờng tại Cao Minh còn thấp. Đặc biệt là hệ thống các công trình xử lý chất thải, nƣớc thải, rác thải trên địa bàn chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh nên phần lớn lƣợng nƣớc thải sinh hoạt, chăn nuôi, làm nghề của các hộ dân đều đƣợc xả thải trực tiếp ra môi trƣờng, ngấm vào đất và chảy vào các ao, hồ trên địa bàn, gây mất mỹ quan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.[14]

3.3. Lựa chọn và triển khai giải pháp quản lí môi trƣờng trong chăn nuôi

Quản lý môi trƣờng trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trƣờng sinh thái. Thêm nữa ngƣời chăn nuôi luôn luôn phải đối mặt với nhiều tác hại có ảnh hƣởng đến sức khỏe ngay tại nơi ở của mình và nơi chăn nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trƣờng sống và môi trƣờng chuồng trại; nâng cao kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành của ngƣời chăn nuôi về phòng ô nhiễm môi trƣờng chăn nuôi ở các hộ gia đình là điều cần thiết. Muốn quản lý môi trƣờng một cách hiệu quả thì cần sự vào cuộc của chính quyền, cơ quan chuyên môn và ngƣời dân, cũng cần xây dựng mô hình can thiệp tổng hợp từ tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức đến giải pháp công nghệ và giải pháp liên quan đến chính sách.v.v. ..[9]

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và năng lực nghiên cứu, chúng tôi chọn triển khai giải pháp để kiểm soát ô nhiễm mùi hôi từ chăn nuôi.

30

3.3.1. Vấn đề ô nhiễm mùi hôi từ chăn nuôi

Phần lớn những vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi đều liên quan đến phân, nƣớc thải, mùi hôi.., gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.

Trong các loại ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi là vấn đề phức tạp nhất vì mùi là hiện tƣợng mang cả bản chất vật lý, hóa học và cả sinh học. Có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, H2S, …và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con ngƣời và môi trƣờng; Ô nhiễm mùi hôi trong không khí còn gây nhiều bức xúc cho ngƣời dân, nhiều khi trở thành mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến khiếu kiện.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm khó tránh khỏi phát tán mùi hôi ra môi trƣờng xung quanh. Kiểm soát và khống chế ô nhiễm mùi trong chăn nuôi là công việc phải thực hiện thƣờng xuyên. Nếu ngƣời chăn nuôi có ý thức tốt, kết hợp với những giải pháp kĩ thuật thì có thể kiểm soát và hạn chế mùi hôi đến mức thấp nhất.

3.3.2. Một số giải pháp khả thi để xử lý ô nhiễm mùi hôi từ chăn nuôi

Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, vốn đầu tƣ thấp, chuồng trại chƣa đạt quy chuẩn, các trang thiết bị hỗ trợ quản lí và xử lí chất thải còn thiếu thốn hoặc thô sơ,…chúng tôi khuyến cáo và hƣớng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các giải pháp đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và đặc biệt là khống chế quá trình tạo và phát tán mùi trong quá trình chăn nuôi.

1) Vệ sinh chuồng trại thƣờng xuyên và triệt để. Ngoài việc hàng ngày

tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nƣớc tiểu của vật nuôi, cần định kỳ hàng tuần thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

2) Làm thông thoáng chuồng nuôi: là phƣơng pháp đơn giản để giảm

31

cao, cải tạo mái, thay tƣờng bao quanh bằng lƣới thép, sử dụng bạt che, ... làm tăng khả năng lƣu thông không khí, giảm nhiệt độ trong mùa hè và giảm nồng độ khí độc, bụi trong chuồng nuôi, Ngoài thông gió tự nhiên có thể thông gió cƣỡng bức bằng hệ thống quạt đẩy.

32 Mô hình VAC

3) Cô lập khí: để tránh sự phát tán các khí gây mùi vào môi trƣờng,

bằng cách thiết kế hệ thống thu gom, mƣơng dẫn, bể lƣu trữ và ủ phân phải

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng và triển khai giải pháp phù hợp để quản lí môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình tại xã cao minh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)