Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Vài nét về mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)

Khoa học công nghệ có vai trò quan trọng được coi là khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất và sản xuất hàng hoá.

Khi Việt Nam gia nhập WTO cấc hỗ trợ về giá, yếu tố đầu vào đều bị loại bỏ nhưng với khoa học công nghệ WTO không cấm vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là động lực để thúc đẩy xuất khẩu. Vì vậy để có thể áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh cần một số giải pháp sau:

- Đầu tư phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có phẩm chất, năng suất cao, tìm và áp dụng công nghệ mới trong canh tác, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp...

- Khuyến khích cho các trang trại có thể bố trí cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái từng vùng và phù hợp với vùng sản xuất chuyên canh của huyện. Điều đó giúp các chủ trang trại lựa chọn đúng phương hướng sản xuất kinh doanh ngay từ đầu.

- Phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác, các hiệp hội trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp đây là con đường ngắn nhất để nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất mà không cần có sự đầu tư của Nhà nước.

- Huyện cần hỗ trợ việc quy hoạch giúp đỡ của các chủ trang trại đồng thời liên kết chặt chẽ các chủ trang trại với cán bộ phòng nông nghiệp, trạm thú y...

KẾT LUẬN

Thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam phù hợp với quy luật phát triển mà các nhà khoa học – kinh tế đã đúc kết, phù hợp với xu thế phát triển trang trại trên thế giới, phù hợp với xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hiệu quả và vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình tăng trưởng và phát triển nông nghiệp nông thôn, cải thiện và nâng cao đời sống nông dân là vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, để trang trại thực sự phát huy hiệu quả, tác động tích cực đến việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, là tiên phong trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn cần phải có quan điểm và chính sách thích hợp. Chính phủ cần có những chính sách đồng bộ để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế nông hộ phát triển theo mô hình kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát huy tiềm năng, nguồn lực sẳn có. Ủy ban nhân dân các địa phương phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo trang trại quyền được hưởng đầy đủ các chính sách và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Kinh tế trang trại là nhân tố mới để phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đối với ngành chăn nuôi việc phát triển bền vững mô hình chăn nuôi trang trại, tập trung là xu thế tất yếu khi nước ta chính thức tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại tập trung sẽ tạo điều kiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì thế, hơn lúc nào hết, Nhà nước cần tiếp sức cho khu vực kinh tế này. Những chính sách thông thoáng, phù hợp về vốn, đầu tư, thị trường... cho sản xuất trang trại sẽ là những giải pháp thiết thực, là nguồn lực để ngành sản xuất nông nghiệp vượt qua thách thức, phát triển bền vững trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Vài nét về mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 28)